Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhận biết chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Ngày 21/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một tình trạng tâm thần mà người bệnh trải qua các triệu chứng của cả rối loạn lo âu và trầm cảm đồng thời. Bệnh nhân có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng, lo sợ không lý do và buồn bã, mất hứng thú, tự ti, cảm thấy vô vọng.

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thường gặp khi người bệnh đối mặt với áp lực căng thẳng trong cuộc sống, khó khăn trong quản lý cảm xúc và tâm trạng. Triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm có thể làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập và các mối quan hệ xã hội của bệnh nhân.

Nhận biết chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trạng thái mà người bệnh thể hiện những triệu chứng phổ biến của cả rối loạn lo âutrầm cảm. Các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu gắt, lo lắng, dễ bị xúc động, cảm thấy bi quan và tuyệt vọng.

nhan-biet-chung-roi-loan-hon-hop-lo-au-va-tram-cam 1.jpg
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm dễ bị xúc động

Trong rối loạn này, triệu chứng chính của rối loạn lo âu là cảm giác lo lắng, căng thẳng quá mức, thường đi kèm với sự lo sợ. Trong khi đó, trầm cảm thường xuất hiện với các biểu hiện như giảm năng lượng, cảm giác buồn rầu, chán chường, mất quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

Dù hai bệnh này có thể xuất hiện đồng thời, nhưng nguyên nhân dẫn đến mỗi loại bệnh lại khác nhau. Trong một số trường hợp, trầm cảm có thể gây ra cảm giác lo lắng và sự sợ hãi, trong khi rối loạn lo âu cũng có thể dẫn đến trạng thái trầm cảm. Rối loạn lo âu thường đi kèm với các vấn đề tâm lý khác như rối loạn giấc ngủ hoặc trầm cảm.

Nguyên nhân chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Có ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn hỗn hợp giữa lo âu và trầm cảm, bao gồm:

Di truyền: Nếu tiền sử gia đình xuất hiện các trường hợp rối loạn lo âu hoặc trầm cảm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hoạt chất trong não: Những người mắc bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thường có sự tồn tại của các hoạt chất trong não bộ mà không phải ai cũng có. Các hoạt chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của não bộ và gây ra các biến đổi trong tâm trạng và cảm xúc.

Stress và căng thẳng: Đối mặt với tình trạng căng thẳng kéo dài có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tâm lý như lo âu và trầm cảm. Áp lực từ cuộc sống, công việc, mối quan hệ và các tình huống khó khăn khác có thể khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh hoạt động không đồng đều, dẫn đến sự xuất hiện của các triệu chứng rối loạn tâm lý.

nhan-biet-chung-roi-loan-hon-hop-lo-au-va-tram-cam 2.jpg
Căng thẳng kéo dài gây ra rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Bệnh rối loạn hỗn hợp giữa lo âu và trầm cảm thường là kết quả của sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh như tuổi tác, tình trạng sống cô đơn ở người già, các tác dụng phụ của thuốc, hoặc các sự kiện đặc biệt gây ra căng thẳng tinh thần.

Chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm gây hệ lụy gì?

Bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm không chỉ làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các hậu quả có thể bao gồm:

Rối loạn tiêu hóa: Sự căng thẳng và lo lắng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, ợ chua, tiêu chảy hoặc táo bón.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Sự lo lắng và căng thẳng không ngừng kéo theo cảm giác mệt mỏi và suy nhược cơ thể, làm giảm năng lượng và sức đề kháng.

Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc hoặc trải qua giấc ngủ không đủ và không sâu. Điều này có thể dẫn đến sự mệt mỏi và suy nhược cả thể chất lẫn tinh thần.

Thần kinh thực vật hoạt động quá mức: Rối loạn hỗn hợp có thể làm cho hệ thần kinh thực vật hoạt động quá mức, gây ra các triệu chứng như run chân, nhức đầu, hoặc nhịp tim nhanh.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, tim mạch, đột quỵ: Các triệu chứng cơ thể và tâm lý của bệnh nhân có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng, bệnh tim mạch hoặc đột quỵ.

Gia tăng nghiêm trọng hóa các bệnh mãn tính: Bệnh nhân rối loạn hỗn hợp thường có khả năng nghiêm trọng hóa các bệnh mãn tính mà họ đang mắc phải, gây ra các biến chứng và triệu chứng nặng hơn.

Gia tăng nguy cơ tự tử: Sự chán nản, tuyệt vọng và cảm giác không hy vọng trong tình huống này có thể đẩy người bệnh vào nguy cơ tự tử cao hơn so với người không mắc bệnh.

Phương pháp điều trị chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Điều trị bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thường bao gồm sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị của rối loạn lo âu và trầm cảm. Dưới đây là một số liệu pháp thường được áp dụng:

Nhận thức hành vi: Các liệu pháp này nhằm giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực và thực tế hơn. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn và luyện tập cách đối phó với sự lo lắng và sợ hãi để vượt qua cảm giác lo âu và trầm cảm.

nhan-biet-chung-roi-loan-hon-hop-lo-au-va-tram-cam 3.jpg
Giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực và thay thế bằng những suy nghĩ tích cực

Sử dụng thuốc điều trị: Các loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin (SNRI) thường được chỉ định cho bệnh nhân rối loạn lo âu hỗn hợp trầm cảm, do hai loại triệu chứng thường xuất hiện cùng nhau. Trong trường hợp không phản ứng với các loại thuốc này, các loại thuốc khác có thể được sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là khi sử dụng quá mức.

Vận động tăng cường sức khỏe: Tập thể dục và vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc vận động với cường độ cao hơn có thể giúp sản sinh endorphin, làm tăng tâm trạng tích cực và tự tin cho bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm.

Thư giãn với bài tập hơi thở: Yoga và thiền là những bài tập tập trung vào hơi thở, giúp giảm căng thẳng và thư giãn tinh thần. Những suy nghĩ và hình ảnh tích cực về cuộc sống được khuyến khích, từ đó giúp cải thiện triệu chứng lo âu và trầm cảm.

Bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, thường do căng thẳng tâm lý gây ra. Tuy nhiên, bệnh này có thể được điều trị hiệu quả thông qua các phương pháp như sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục. Trong trường hợp các biện pháp trên không đem lại kết quả mong muốn, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm