Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhận biết hội chứng ruột kích thích thể táo bón

Ngày 19/06/2022
Kích thước chữ

Hội chứng ruột kích thích thể táo bón là một loại ruột kích thích rất hay gặp. Các loại hội chứng ruột kích thích đều gây ra đau bụng và gây ra những thay đổi ở nhu động ruột. Tuy nhiên hội chứng ruột kích thích thể táo bón sẽ có nhiều triệu chứng rõ ràng hơn.

Có phương pháp nào để điều trị hội chứng này một cách triệt để không hay chỉ dựa vào việc thay đổi lối sống và chế độ ăn cùng sự trợ giúp của thuốc để làm giảm triệu chứng. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, các bạn có thể tham khảo nhé!

Hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C) là gì?

Đây là một chứng rối loạn tiêu hóa (GI) mãn tính gây đau bụng, đầy hơi liên tục và người bệnh thường khó đi ngoài. Đây không phải là bệnh đe dọa tới tính mạng nhưng lại gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái ảnh hưởng tới chất lượng sống. 

Hội chứng ruột kích thích (IBS) rất phổ biến tác động đến hệ tiêu hóa gây đầy hơi, tiêu chảy, co thắt đường tiêu hóa và táo bón

Hội chứng ruột kích thích thể táo bón gây cho người bệnh nhiều phiền toái

Hội chứng này thường đến và đi có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần hoặc vài tháng mới có một lần. Thông thường hội chứng này sẽ theo suốt đời, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộ sống hằng ngày của bạn. Chưa có thuốc đặc trị để điều trị dứt điểm tình trạng này vì vậy việc thay đổi chế độ ăn, lối sống lành mạnh và uống thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng.

Có thể do nhiều tác nhân kết hợp gây ra sự rối loạn thần kinh ở đường tiêu hóa, sự co thắt bất thường ở khối cơ thành ruột, căng thẳng, nội tiết tố, thực phẩm…

Hội chứng ruột kích thích là sự rối loạn nhu động ruột. Khi các cơ vòng co bóp mạnh nhu động ruột tăng dẫn tới thức ăn trong ống tiêu hóa vận chuyển nhanh dẫn đến đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy. Nếu khối cơ có bóp yếu nhu động ruột giảm dẫn tới táo bón do thức ăn đọng lại lâu khó tiêu.

Hội chứng ruột kích thích có mấy loại?

Hội chứng ruột kích thích có 3 loại là thể táo bón, tiêu chảy và táo bón xen kẽ tiêu chảy.

Thể tiêu chảy đi kèm đau dạ dày và gây khó chịu do nhu cầu cấp thiết để di chuyển ruột dẫn tới đi ngoài thường xuyên bất thường hoặc phân lỏng có nước.

Thể táo bón kèm theo đau dạ dày cùng những triệu chứng đầy hơi, cảm giác khó chịu chậm đi tiêu một cách bất thường hoặc không thường xuyên đi phân sần hoặc phân cứng.

Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng đầy hơi và khó đi ngoài.

Thể tiêu chảy xen kẽ táo bón. Có bằng chứng chỉ ra đa phần những người bị hội chứng này thường luân phiên tình trạng táo bón và tiêu chảy theo thời gian.

Triệu chứng, nguyên nhân hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C)

Triệu chứng chủ yếu của hội chứng này là khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, chướng bụng có cảm giác khó tiêu và liên tục xì hơi. Người bệnh bị đau bụng hoặc đau bụng dữ dội đau quặn vùng bụng một cách rất khó chịu. Tuy nhiên có thể khi đi ngoài xong cảm giác đau bụng biến mất.

Đa phần các trường hợp có các triệu chứng đang diễn ra (mãn tính), có thể tự hết. Người bệnh bị tình trạng đi phân cứng hoặc luôn có cảm giác đi không hết phân. 

Nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ nhưng theo một số chuyên gia cho rằng có thể do sự co bóp, có những thay đổi liên quan đến nhu động ruột. Hiện tượng này xảy ra khi nhiễm trùng đường ruột ở một số bệnh nhân, cũng có thể có mối liên quan đến thay đổi điều khiển giữa não và ruột. Các nhà nghiên cứu chỉ ra vi khuẩn được tìm thấy trong đường ruột hoặc có thay đổi thành phần của vi khuẩn. Vấn đề thay đổi trong hệ thống miễn dịch hoặc gen di truyền đang được nghiên cứu và xem xét.

Khi mắc hội chứng này người bệnh không nên chủ quan, vì chúng có thể làm giãn đám rối tĩnh mạch lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành nên các búi trĩ.

Hội chứng ruột kích thích chưa có thuốc đặc trị chỉ có thể giảm nhẹ triệu chứng.

Có nhiều ý kiến còn cho rằng táo bón còn có thể khiến cơ thể hấp thu chất độc trong phân khi nó không được bài trừ nhanh ra khỏi cơ thể. Vì vậy có thể dẫn tới bệnh hen phế quản, viêm khớp thậm chí ung thư đại tràng. Theo tài liệu nghiên cứu người bị táo bón mạn tính thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn người bình thường 1,6 lần đồng thời tỷ lệ mắc u lành tính cũng cao hơn.

Điều trị hội chứng ruột kích thích thể táo bón (IBS-C)

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và chất lượng sống của người bệnh. Việc điều trị cũng đang gặp nhiều vấn đề khó khăn vì không có thuốc đặc trị và cũng không thể chữa dứt bệnh. Mục tiêu của các phương pháp điều trị là giảm triệu chứng càng nhiều càng tốt. Hội chứng ruột kích thích không đe dọa tính mạng. 

Phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý xã hội cũng như có sự hỗ trợ của thuốc.

Cần hạn chế hoặc loại bỏ hẳn thuốc lá, rượu, cần có cuộc sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên nâng cao thể trạng.

Ăn kiêng cũng là một liệu pháp tốt cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Cần tăng cường chất xơ hòa tan như hạt lanh, yến mạch… Nên kiêng những thực phẩm như soda, cafein…

Các liệu pháp tâm lý khác nhau để điều trị hệ thống thần kinh trung ương, một số trong số này hoạt động về cách não và tâm giải thích các cảm giác khó chịu, đầy hơi.

Tình trạng căng thẳng sau chấn thương (PTSD), lo lắng và trầm cảm cũng có thể được tìm thầy trong hội chứng ruột kích thích. Vi khuẩn trong ruột có vai trò đối với sức khỏe và chức năng ruột bình thường. Sử dụng các sản phẩm của Probiotic giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, thuốc kháng sinh là một cách khác để làm giảm vi khuẩn trong đường ruột, nhưng có sự bất đồng về phương pháp này. Kháng sinh giúp giảm triệu chứng nhưng sử dụng thường xuyên có những rủi ro không tốt cho sức khỏe. Sử dụng kháng sinh thường xuyên, có thể là nguy cơ phát triển nhiễm trùng nghiêm trọng tăng lên.

Để giảm nhẹ triệu chứng hội chứng ruột kích thích thể táo bón thì cần kết hợp khá nhiều yếu tố từ nguồn thức ăn đảm bảo, chế độ sinh hoạt lành mạnh, liệu pháp tâm lý, kết hợp thuốc… Bệnh sẽ không khỏi hoàn toàn và sẽ lâu dài suốt đời vì vậy người bệnh cần lưu ý không chủ quan để giảm triệu chứng một cách hiệu quả nhất.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin