Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ em sinh non phải chào đời sớm hơn bình thường, cơ thể bé chưa đủ thời gian để hoàn thiện, từ đó dễ gặp các vấn đề sức khỏe sau này. Bài viết cung cấp cho bạn đọc các dấu hiệu sinh non và cách phòng ngừa, giúp mẹ và bé trải qua một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Sinh non là một trong những biến chứng nghiêm trọng trong sản khoa, gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, mẹ bầu cần trang bị kiến thức mang thai đầy đủ, nhận biến các dấu hiệu sinh non để kịp thời xử trí nếu biến chứng này xảy ra.
Sinh non được định nghĩa là khi mẹ bầu sinh trẻ ra trong giai đoạn từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 37 trong thai kỳ. Trong khi đó, thai kỳ bình thường của người mẹ sẽ trải qua khoảng 9 tháng 7 ngày (40 tuần), với 3 giai đoạn chính: Tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba, tương ứng với 3 tháng đầu, giữa và cuối thai kỳ.
Thống kê từ tổ chức y tế thế giới WHO cho thấy, trên thế giới ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, chiếm khoảng 10% số trẻ sơ sinh. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải các biến chứng dẫn đến tử vong.
Trẻ em sống sót sau khi sinh non, có thể mắc phải nhiều di chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bao gồm khuyết tật suốt đời, bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, thị giác và thính giác. Chính vì vậy, việc nhận biết và phòng ngừa xuất hiện các dấu hiệu sinh non là rất quan trọng.
Trong y học, các bác sĩ phân loại sinh non thành 4 mức độ như sau:
Đa số trẻ em sinh non thuộc vào nhóm mức độ vừa và nhẹ, tức là trong khoảng từ tuần thứ 32 đến 37 thai kỳ, với cân nặng khoảng từ 1,5 đến 2,5 kg. Tuy vậy, sinh non vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ nhỏ, bao gồm thiếu điều kiện nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, giữ ấm cơ thể, phòng chống nhiễm khuẩn,... Ở các quốc gia kém phát triển, có khoảng trên 10% trẻ em sinh non khi thai kỳ ở mức 28 đến 32 tuần tuổi, một nửa số trẻ này bị tử vong do không được chăm sóc đầy đủ và tích cực.
Dưới đây là các dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần lưu ý, để kịp thời đến cơ sở y tế thăm khám và được chăm sóc. Các dấu hiệu bao gồm:
Bên trên là các dấu hiệu sinh non cảnh báo nguy hiểm mẹ bầu cần ghi nhớ và theo dõi. Về nguyên nhân sinh non, có nhiều trường hợp không được biết rõ, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố thúc đẩy nguy cơ sinh non, bao gồm:
Trẻ sinh non chưa sẵn sàng về mặt thể chất, cũng như các cơ quan chưa đủ thời gian trưởng thành để thực hiện các chức năng cần thiết, do đó trẻ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Trẻ em sinh non cần được chăm sóc y tế tích cực ngay khi vừa chào đời, để phòng ngừa nguy cơ gặp các biến chứng sơ sinh, bao gồm:
Sau khi trẻ sơ sinh vượt qua giai đoạn khó khăn đầu đời, trong quá trình trưởng thành và phát triển trẻ có thể gặp các di chứng như:
Bên cạnh việc theo dõi và phát hiện kịp thời các dấu hiệu sinh non, mẹ bầu cũng cần có kiến thức về cách phòng tránh nguy cơ sinh non trong quá trình mang thai. Trên thực tế, phòng ngừa sinh non cũng gặp nhiều khó khăn do có nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng. Tuy vậy, mẹ bầu cần áp dụng những biện pháp dưới đây trước và trong khi mang thai, để phòng tránh xuất hiện dấu hiệu sinh non:
Trước khi mang thai:
Trong quá trình mang thai:
Bài viết đã cung cấp thông tin cần thiết về các dấu hiệu sinh non, giúp mẹ bầu ghi nhớ, theo dõi và kịp thời phát hiện khi có bất thường. Mang thai là một hành trình đầy những khó khăn, gian khổ, tuy nhiên cũng là nghĩa vụ thiêng liêng của người mẹ hay người phụ nữ. Việc tìm hiểu đầy đủ các kiến thức mang thai khoa học giúp mẹ và bé trải qua một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.