Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nhiễm trùng máu có tái phát không? Những lưu ý quan trọng nhằm phòng ngừa bệnh

Ngày 16/09/2023
Kích thước chữ

Nhiễm trùng máu là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm, nó có khả năng gây suy kiệt nhiều cơ quan trong cơ thể và có thể dẫn đến tử vong. Tuy vậy, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị quyết liệt, người bệnh có cơ hội cao khỏi bệnh. Vậy sau khi chữa khỏi thì nhiễm trùng máu có tái phát không?

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thống kê rằng hàng năm có khoảng 6 triệu người trưởng thành và 500 nghìn trẻ sơ sinh phải đối mặt với tử vong vì vấn đề nhiễm trùng máu. Mặc dù y học hiện đại đã đạt được sự tiến bộ đáng kể, nhưng hiện tại, nhiễm trùng máu tiếp tục đặt ra thách thức lớn đối với các chuyên gia y tế do nguy cơ tử vong ở mức cao. Vậy nhiễm trùng máu có tái phát không? Độc giả hãy đi tìm câu trả lời cùng Nhà thuốc Long Châu nhé.

Bệnh nhiễm trùng máu là gì?

Trước khi tìm hiểu liệu nhiễm trùng máu có tái phát không thì người đọc cần hiểu rõ về bệnh lý này. Bệnh nhiễm trùng máu, còn được biết đến với tên gọi nhiễm trùng huyết hay sốc nhiễm trùng huyết, là một tình trạng bệnh lý phức tạp. Bệnh xuất phát từ sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể con người, dẫn đến sự tổn thương đa cơ quan như gan, thận hoặc gây ra các rối loạn về quá trình đông máu… vì vậy cần thận trọng bệnh nhiễm trùng máu ở người lớn.

Nhiễm trùng huyết xảy ra khi vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vào hệ tuần hoàn hay bắt nguồn từ các ổ nhiễm khuẩn tại các mô tế bào hoặc cơ quan như mô mềm, da, hệ hô hấp, cơ - xương - khớp, hệ thống tiêu hóa… Nhiễm trùng máu cấp tính thường dẫn đến nhiều dạng triệu chứng lâm sàng, gây ra tình trạng suy đa tạng và sốc nhiễm khuẩn với tỷ lệ tử vong ghi nhận rất cao, dao động từ 20 - 50%.

Nhiễm trùng máu có tái phát không? Những lưu ý quan trọng nhằm phòng ngừa bệnh 1
Nhiễm trùng huyết xảy ra khi vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vào hệ tuần hoàn

Nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến việc xuất hiện bệnh lý nhiễm trùng máu, bao gồm:

  • Độ tuổi: Những trẻ sơ sinh, trẻ sinh non và người cao tuổi đều có nguy cơ cao.
  • Dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép, corticoid kéo dài hoặc đang trong quá trình hóa trị và xạ trị.
  • Bệnh mãn tính như HIV/AIDS, tiểu đường, xơ gan, bệnh lý van tim, bệnh tim bẩm sinh, suy thận mạn, bệnh phổi.
  • Người có tiền sử nghiện rượu, người đã tiến hành cắt lách, bệnh nhân mắc các bệnh máu ác tính, giảm số lượng bạch cầu hạt.
  • Sử dụng các thiết bị y tế đưa vào trong cơ thể như ống dẫn truyền, đặt ống nội khí quản…
  • Các tác nhân gây nhiễm trùng máu và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh thường là vi khuẩn, virus, vi nấm…

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng huyết là một trạng thái nhiễm trùng toàn thân nghiêm trọng, có thể gây nên hiện tượng sốc, suy đa tạng và tử vong một cách nhanh chóng. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân mắc nhiễm trùng huyết bao gồm:

  • Sốt: Sốt trên 38 độ C là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của nhiễm trùng huyết.
  • Ớn lạnh: Khi sốt đi kèm với cảm giác ớn lạnh và vài dấu hiệu điển hình khác, bệnh nhân có thể được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng huyết.
  • Hạ thân nhiệt: Một số trường hợp nhiễm trùng huyết có thể gây hạ thân nhiệt, đây là một tình trạng giúp xác định bệnh đã trở nên nặng hơn tương đối so với ban đầu.
  • Thở nhanh: Nếu nhiễm trùng xảy ra tại các cơ quan của hệ hô hấp như phổi, bệnh nhân có thể biểu hiện thở nhanh hơn để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho toàn bộ cơ thể.
  • Đau nhức: Đau nhức có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hoặc tập trung ở một số bộ phận cụ thể. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiễm trùng huyết.
  • Nhịp tim nhanh và tụt huyết áp: Tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu đến các cơ quan khi cơ thể bị nhiễm trùng, dẫn đến tăng nhịp tim. Huyết áp thấp là một dấu hiệu cảnh báo, có thể gợi ý sự tiến triển đến giai đoạn sốc nhiễm khuẩn - giai đoạn nguy hiểm nhất của nhiễm trùng huyết.
  • Thay đổi màu da: Trong nhiễm trùng huyết, máu thường được ưu tiên chuyển hướng đến các cơ quan quan trọng để duy trì sự sống. Do đó, lượng máu cung cấp cho da có thể giảm, làm cho da trở nên nhạt màu hoặc xanh tái. Ngoài ra có thể xuất hiện các đốm đỏ ung thư máu nếu trường hợp xấu hơn.
  • Vấn đề thần kinh: Bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng thần kinh như mệt mỏi, li bì, mơ màng, kích thích, hôn mê và nhiều triệu chứng khác. Tình trạng bệnh nhân rối loạn ý thức thường xuất hiện trong giai đoạn sốc nhiễm khuẩn.
Nhiễm trùng máu có tái phát không? Những lưu ý quan trọng nhằm phòng ngừa bệnh 2
Sốt trên 38 độ là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của nhiễm trùng huyết

Có thể điều trị nhiễm trùng máu hay không?

Nhiễm trùng máu, mặc dù thường có tỷ lệ tử vong cao hơn so với các bệnh lý nhiễm trùng khác, nhưng vẫn có cơ hội chữa khỏi đối với các bệnh nhân. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào một loạt yếu tố, bao gồm tuổi tác, tiền sử bệnh nhân, tình trạng sức khỏe tổng thể, thời điểm phát hiện bệnh… Việc phát hiện bệnh sớm càng nâng cao cơ hội chữa khỏi và giúp rút ngắn thời gian chữa trị bệnh, góp phần giảm chi phí điều trị nhiễm trùng máu cho người bệnh.

Thời gian vàng trong việc điều trị bệnh nhiễm trùng máu: Trong vòng 3 giờ đầu tiên, việc xác định bệnh, sử dụng kháng sinh và truyền dung dịch tĩnh mạch là cần thiết. Bác sĩ thực hiện phương pháp cấy máu, tích cực chữa trị để khôi phục huyết áp về mức bình thường. Sau đó, các phương pháp điều trị toàn diện khác sẽ được áp dụng. Nhờ sự tiến bộ của các phương pháp chẩn đoán, trang thiết bị hỗ trợ và kháng sinh, phương thức điều trị bệnh hiện nay đã có sự cải thiện đáng kể, dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong rõ rệt.

Kế hoạch điều trị nhiễm trùng máu bao gồm các bước chẩn đoán sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng huyết, hỗ trợ hệ thống hô hấp và tuần hoàn. Không những thế, công việc điều trị bệnh gồm cả việc duy trì sự thăng bằng toan kiềm, ngăn hiện tượng rối loạn đông máu và kháng sinh, tăng khả năng đề kháng. Cụ thể như:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng máu do vi khuẩn, do đó, việc sử dụng kháng sinh là cần thiết. Các loại kháng sinh phổ rộng như vancomycin, ceftriaxone… thường được lựa chọn dựa trên mầm bệnh và kết quả xét nghiệm.
  • Sử dụng thuốc kháng virus hoặc kháng nấm: Trong trường hợp nhiễm trùng do virus hoặc nấm, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus hoặc kháng vi nấm. Chúng thường được đưa vào cơ thể thông qua tiêm tĩnh mạch.
  • Truyền dịch cho cơ thể: Bệnh nhân thường bị hạ huyết áp, vì vậy việc truyền dịch giúp tăng huyết áp. Loại dịch sử dụng thường là nước muối sinh lí bình thường hoặc nước chứa các khoáng chất.
  • Lọc sạch máu: Trong trường hợp suy thận cấp, thiết bị thay thế chức năng thận được sử dụng để loại bỏ các chất thải nguy hiểm…
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được coi là phương pháp chữa trị tận gốc nhiễm trùng máu trong trường hợp nguồn gốc nhiễm trùng được xác định. Đặc biệt, việc thực hiện phẫu thuật ngay lập tức sẽ giải quyết các biến chứng như áp xe
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn được điều chỉnh để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng như đạm…
Nhiễm trùng máu có tái phát không? Những lưu ý quan trọng nhằm phòng ngừa bệnh 3
Phẫu thuật chữa trị tận gốc bệnh trong trường hợp đã xác định được nguồn gốc

Nhiễm trùng máu có tái phát không?

Nhiễm trùng máu có tái phát không, nhiễm trùng máu có lây không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân và gia đình người bệnh. Nhà thuốc Long Châu xin đưa ra câu trả lời là những người mắc nhiễm trùng huyết có thể đạt mức độ hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên, bệnh vẫn luôn tồn tại nguy cơ cao tái phát. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc tiêm chủng đầy đủ vắc xin, tiến hành điều trị nhiễm trùng ngay từ khi gặp phải các vết thương, giữ vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay, dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ.

Ngoài ra, hãy sơ cứu một cách cẩn thận các vết thương trên da như vết cắn từ côn trùng, bỏng da… để ngăn chúng trở thành nguy cơ tiềm ẩn cho nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng máu có tái phát không? Những lưu ý quan trọng nhằm phòng ngừa bệnh 4
Nhiễm trùng máu có tái phát không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân

Như vậy, tuy nhiễm trùng máu là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng nếu được phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả, người bệnh có cơ hội lớn để được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp đầy đủ thắc mắc liệu nhiễm trùng máu có tái phát không của mọi người. Hãy luôn theo dõi trang để được cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.