Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Nhịp tim chuẩn là bao nhiêu?

Ngày 30/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thông thường ở người trưởng thành sẽ có nhịp tim từ 60 đến 100 lần/phút, nếu nhịp tim cao hơn 100 thì được xem là nhịp tim nhanh. Vậy nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nhịp tim nhanh là nhịp tim vượt quá 100 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi. Một số người bị nhịp tim nhanh nhưng không triệu chứng và các biến chứng không tiến triển. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh có thể làm tăng khả năng đột quỵ, suy tim, ngừng tim đột ngột. Vậy nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nhịp tim chuẩn là bao nhiêu?

Nhịp tim ở mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào thể trạng, giới tính và độ tuổi. Đối với người trưởng thành, trong lúc nghỉ ngơi không vận động thì nhịp tim chuẩn sẽ vào khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá mốc 100 thì được xem là nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, trường hợp các vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người thường xuyên tập luyện thể thao thì nhịp tim sẽ đều đặn hơn và dao động từ 40 - 50 nhịp/phút. 

nhịp tim 110 có nguy hiểm không Nhịp tim chuẩn sẽ vào khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút

Người lớn tuổi (lớn hơn 60 tuổi), nhịp tim sẽ khoảng 60 - 80 nhịp/phút. Nếu nhịp tim trên 80 nhịp/phút, sẽ có thể gây ra những triệu chứng như hồi hộp, khó thở,… Những trường hợp này được cho là nhịp tim nhanh và cần phải thăm khám và điều trị.

Làm sao để biết tim đập nhanh?

Trước khi trả lời xem nhịp tim 110 có nguy hiểm không, ta hãy tìm hiểu cách để nhận biết nhịp tim nhanh. Rất nhiều người bị tim đập nhanh nhưng hoàn toàn không nhận ra và họ chỉ biết điều này khi đi kiểm tra nhịp tim. Bên cạnh đó, một số người khác lại có một số biểu hiện bất thường, cụ thể: 

  • Khó thở, thở hụt hơi, phải rướn người lên để thở;
  • Hồi hộp, lo lắng;
  • Đánh trống ngực;
  • Đau thắt ngực;
  • Kèm theo đau đầu;
  • Choáng, ngất.
Cách nhận biết tim đập nhanh Cách nhận biết tim đập nhanh

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Đôi khi, bạn có thể gặp phải tình trạng tim đập nhanh hơn bình thường, tức là nhanh hơn 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào tình trạng này cũng được xem là nguy hiểm, đặc biệt nếu tình trạng tim đập nhanh chỉ mang tính tạm thời do lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, uống cà phê, thuốc lá, rượu bia, tác dụng phụ của thuốc, sốt, rối loạn điện giải. Vậy nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng nhịp tim nhanh 110 nhịp/phút thường xuyên xuất hiện cùng các triệu chứng như khó thở, chóng mặt/choáng ngất, đánh trống ngực, đau tức ngực, không có khả năng vận động mạnh… thì phải cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tim đập nhanh do một số nguyên nhân như rối loạn nhịp tim, rối loạn nội tiết, bệnh tim mạch tiềm ẩn… Nếu không được thăm khám và điều trị, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

Các bệnh lý liên quan đến tim mạch:

  • Rối loạn nhịp tim;
  • Bệnh cường giáp, suy giáp;
  • Bệnh huyết áp thấp;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh phổi;
  • Ngất;
  • Ngưng tim.
  • Đột quỵ

Cách giúp duy trì nhịp tim ổn định

Trong trường hợp nhịp tim nhanh 110 nhịp/phút mà nguyên nhân là do các bệnh tim mạch, bạn nên chủ động tuân thủ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời thực hiện một số lưu ý sau để giảm và ổn định nhịp tim hiệu quả hơn:

  • Cho bản thân thư giãn bằng cách ngồi thiền hoặc tập yoga, đi bộ, đạp xe.
  • Không uống quá nhiều cà phê, trà quá đặc, nước tăng lực hay các thức uống có chứa nhiều caffeine khác.
  • Hạn chế uống quá nhiều rượu bia.
  • Nếu có thói quen hút thuốc lá thì bạn nên tìm cách từ bỏ ngay.
  • Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải tác dụng phụ do thuốc điều trị, hãy báo ngay với bác sĩ để được đổi sang loại thuốc khác.
  • Chú ý cải thiện chất lượng giấc ngủ và ngủ đủ giấc.
  • Dùng các sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho người bị rối loạn nhịp tim chứa thảo dược khổ sâm để hỗ trợ ổn định nhịp tim, trống ngực, lo âu, giảm hồi hộp, bồn chồn, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn nhịp tim.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Lưu ý nên bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như các loại  trái cây, rau xanh, các loại hạt, cá giàu omega-3,… Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, trứng, mỡ động vật, sữa béo. 
  • Hạn chế làm việc quá căng thẳng hay suy nghĩ tiêu cực.
  • Cung cấp đủ lượng nước hằng ngày cho cơ thể.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. 

Trong trường hợp cảm thấy tim đập nhanh bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và cần phải lưu ý những điều sau: 

  • Cần phải liệt kê đầy đủ các dấu hiệu liên quan nhịp tim nhanh mà cơ thể đang gặp phải. 
  • Liệt kê đầy đủ và chi tiết cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của bản thân và tiền sử bệnh gia đình cũng như các yếu tố liên quan tim mạch khác.
  • Thông báo về các loại thuốc, thực phẩm chức năng,… mình đang sử dụng.
  • Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, cần phải hỏi ý kiến các bác sĩ để hiểu rõ hơn. 

Qua đây, ắt hẳn mọi người đã giải đáp được thắc mắc nhịp tim 110 có nguy hiểm không. Như vậy, chúng ta có thể thấy tim đập nhanh do nhiều nguyên nhân, cũng có thể là do căng thẳng nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì thế, để có cho mình một trái tim khỏe, bạn cần phải thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể xảy ra những biểu hiện bất thường. 

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm