Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Nhịp tim chậm là bao nhiêu? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Ngày 29/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tim là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể, nên hoạt động bất bình thường của tim sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới toàn bộ cơ thể. Nhịp tim chậm sẽ nhiều triệu chứng gây khó chịu và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Đối với người bình thường thì nhịp tim chậm là bao nhiêu?

Nhịp tim chậm có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhịp tim chậm gây ảnh hưởng nhiêu lên cơ thể vì khi đó tim không bơm đủ máu để duy trì các hoạt động của tế bào, của cơ thể. Vậy nhịp tim chậm là bao nhiêu và nên xử lý như thế nào sẽ được Nhà thuốc Long Châu đề cập trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây chậm nhịp tim

Nhịp tim chậm hay chậm nhịp tim, được định nghĩa là nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút ở người lớn. Mặc dù vận động viên và người tập thể dục thường xuyên có thể có nhịp tim chậm mà không gây ra vấn đề sức khỏe, nhịp tim chậm ở những người không tập luyện thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề y tế. Đối với người bình thường, nguyên nhân gây chậm nhịp tim có thể xuất phát từ:

  • Bệnh lý tim mạch: Nút xoang là nơi tạo ra xung điện khởi đầu cho nhịp tim. Khi nút xoang không hoạt động bình thường (Hội chứng nút xoang), nhịp tim có thể trở nên chậm. Hoặc khi có sự gián đoạn trong việc truyền tín hiệu điện từ nút nhĩ thất đến các buồng tim dưới, nhịp tim có thể bị chậm. Các block này có thể là block độ một, độ hai hoặc độ ba (hoàn toàn).
  • Rối loạn điện giải: Mất cân bằng kali, vì kali là một chất điện giải quan trọng cho hoạt động của tim nên mức kali cao (tăng kali máu) hoặc thấp (giảm kali máu) có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Mất cân bằng calci tương tự như mất cân bằng kali, mức calci không bình thường có thể gây chậm nhịp tim.
  • Bệnh nội tiết: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp (Suy giáp), nhịp tim có thể bị chậm lại.
  • Thuốc: Thuốc chẹn beta được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác, thuốc chẹn beta có thể làm giảm nhịp tim. Thuốc chẹn kênh calci cũng được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và bệnh tim, những thuốc này có thể làm giảm nhịp tim. Một số thuốc an thần và thuốc chống loạn thần có thể làm chậm nhịp tim.
  • Ngưng thở khi ngủ: Khi tạm ngưng thở xảy ra trong giấc ngủ, oxy trong máu giảm, có thể làm chậm nhịp tim khi ngủ.
  • Nhiễm trùng và viêm: Viêm cơ tim có thể gây tổn thương đến hệ thống điện tim, làm chậm nhịp tim. Tình trạng viêm màng ngoài tim cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim.
  • Ngộ độc hóa chất hoặc thuốc: Tiếp xúc với một số chất độc hoặc quá liều một số thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện tim, gây chậm nhịp tim.
Nhịp tim chậm là bao nhiêu, triệu chứng và nguyên nhân chậm nhịp tim -1
Nhịp tim chậm được định nghĩa là nhịp tim dưới 60 nhịp mỗi phút ở người lớn

Triệu chứng của nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng, đặc biệt ở những người khỏe mạnh như vận động viên. Tuy nhiên, khi nhịp tim chậm gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu và chức năng của các cơ quan, các triệu chứng có thể xuất hiện. Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của nhịp tim chậm:

  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, không tương xứng với mức độ hoạt động thể chất.
  • Chóng mặt hoặc choáng váng: Cảm giác mất thăng bằng hoặc nhẹ đầu, có thể xảy ra đột ngột hoặc liên tục.
  • Khó thở: Cảm giác hụt hơi, đặc biệt là khi hoạt động thể chất hoặc khi nằm xuống.
  • Đau ngực: Cảm giác đau, tức hoặc khó chịu ở ngực. Đôi khi có thể lan đến cánh tay, lưng, cổ hoặc hàm.
  • Nhầm lẫn hoặc khó tập trung: Khó khăn trong việc tập trung, nhớ nhớ quên quên, hoặc nhầm lẫn trong suy nghĩ.
  • Ngất xỉu hoặc cảm giác gần ngất: Cảm giác mất ý thức tạm thời, thường do não không nhận đủ máu và oxy.
  • Tim đập không đều hoặc chậm: Cảm nhận được nhịp tim chậm hơn bình thường hoặc có cảm giác nhịp tim bỏ qua một nhịp.
Nhịp tim chậm là bao nhiêu, triệu chứng và nguyên nhân chậm nhịp tim -2
Nhịp tim chậm dẫn đến triệu chứng mệt mỏi kéo dài

Sau khi biết được nhịp tim chậm là bao nhiêu ở người bình thường thì chúng ta cần lưu ý thêm những triệu chứng của nhịp tim chậm cần gặp bác sĩ ngoài những triệu chứng chậm nhịp tim phổ biến. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, đặc biệt nếu chúng xuất hiện thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán. Đặc biệt, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Đau ngực kéo dài hoặc lan ra các phần khác của cơ thể.
  • Khó thở nặng.
  • Ngất xỉu hoặc cảm giác sắp ngất mà không rõ lý do.

Nhịp tim chậm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là rất quan trọng để xác định phương pháp điều trị thích hợp.

Nhịp tim chậm là bao nhiêu, triệu chứng và nguyên nhân chậm nhịp tim -3
Nhịp tim chậm gây cơn đau ngực cần được chăm sóc y tế khẩn cấp

Điều trị nhịp tim chậm như thế nào?

Điều trị nhịp tim chậm (bradycardia) phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là các phương pháp điều trị nhịp tim chậm:

  • Theo dõi và thay đổi lối sống: Nếu nhịp tim chậm không gây ra triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi và thay đổi lối sống, bao gồm tập thể dục đều đặn và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Điều chỉnh hoặc ngưng dùng thuốc: Nếu nhịp tim chậm do thuốc, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc đang sử dụng. Các thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci, và một số thuốc khác có thể gây nhịp tim chậm.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan: Điều trị suy giáp bằng hormone tuyến giáp có thể giúp cải thiện nhịp tim nếu nguyên nhân do suy giáp. Nếu do mất cân bằng điện giải gây chậm nhịp tim thì cần điều chỉnh mức kali, calci hoặc các chất điện giải khác có thể khắc phục nhịp tim chậm.
  • Máy tạo nhịp tim (Pacemaker): Nếu nhịp tim chậm gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc nếu nhịp tim quá chậm để cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể, bác sĩ có thể đề xuất cấy máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ được cấy vào ngực hoặc bụng, giúp điều chỉnh nhịp tim bằng cách phát ra xung điện.
  • Can thiệp y tế khẩn cấp: Trong trường hợp khẩn cấp, khi bệnh nhân có các triệu chứng như ngất xỉu, đau ngực nặng, hoặc khó thở nặng, việc điều trị khẩn cấp tại bệnh viện có thể bao gồm các biện pháp tạm thời như sử dụng thuốc kích thích tim hoặc điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ sự sống.
Nhịp tim chậm là bao nhiêu, triệu chứng và nguyên nhân chậm nhịp tim -4
Cần ngưng sử dụng các thuốc có tác dụng gây chậm nhịp tim

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về nhịp tim chậm cũng như nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị tình trạng này. Việc điều trị nhịp tim chậm cần phải dựa trên sự chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của nhịp tim chậm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị thích hợp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin