Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhổ răng khôn hàm trên là một biện pháp cần thiết trong nhiều trường hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không. Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.
Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không? Kỹ thuật này không hoàn toàn nguy hiểm nếu được thực hiện đúng cách tại các cơ sở nha khoa có uy tín. Các biến chứng có thể xảy ra sau thủ thuật nhưng hầu hết đều có thể phòng tránh được nếu người bệnh lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao cũng như tuân thủ đúng quy trình điều trị.
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, thường gây ra nhiều vấn đề do vị trí mọc khó, dễ gây biến chứng. Đặc biệt, răng khôn hàm trên thường gặp tình trạng mọc lệch, mọc nghiêng hoặc không đủ chỗ để phát triển đúng cách.
Trong nhiều trường hợp, việc nhổ răng khôn hàm trên là cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như ngăn ngừa các biến chứng lâu dài. Một trong những lý do phổ biến nhất để nhổ răng khôn hàm trên là răng mọc lệch, gây đau nhức ảnh hưởng đến chức năng nhai. Đặc biệt, nếu răng khôn mọc nghiêng sẽ làm xô lệch toàn bộ khuôn hàm, ảnh hưởng đến sự cân đối của hàm răng.
Ngoài ra, một chỉ định quan trọng khác để nhổ răng khôn hàm trên là tổn thương xương hàm do u nang quanh răng khôn. Khi răng khôn không được phát hiện xử lý kịp thời, các u nang có thể hình thành xung quanh chân răng, gây hư hại xương hàm, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của miệng.
Một vấn đề khác thường gặp là do tình trạng viêm nhiễm ở các mô mềm xung quanh răng khôn. Do vị trí khó làm sạch, răng khôn hàm trên dễ bị viêm nhiễm ở vùng mô mềm sau chân răng. Tình trạng viêm này có thể lan rộng, dẫn đến nhiều biến chứng như sưng đau, nhiễm trùng hoặc áp xe. Khi viêm nhiễm tái phát nhiều lần, nhổ răng khôn là giải pháp hữu hiệu để loại bỏ nguồn gốc gây bệnh.
Khe giắt giữa răng khôn hàm trên và răng kế bên cũng là một lý do phổ biến để chỉ định nhổ răng khôn. Khe giắt là nơi dễ bị thức ăn mắc kẹt, từ đó dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm gây sâu răng. Nếu khe giắt không được làm sạch kỹ lưỡng có thể gây ra các vấn đề như viêm nha chu, tổn thương các răng lân cận. Khi gặp tình trạng này, việc nhổ răng khôn giúp giải quyết vấn đề, đồng thời bảo vệ chức năng các răng khác.
Răng khôn hàm trên bị sâu hoặc mắc các bệnh lý về nha chu cũng là một lý do để nhổ bỏ. Răng khôn thường khó tiếp cận trong quá trình vệ sinh hàng ngày, dẫn đến nguy cơ sâu răng cao. Khi răng khôn bị sâu hoặc viêm nha chu, tình trạng này có thể lan rộng ra các răng lân cận, làm tăng nguy cơ mất răng, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm.
Cuối cùng, răng khôn hàm trên dị dạng, nhỏ hoặc có hình dạng bất thường cũng có thể được chỉ định nhổ bỏ. Khi răng khôn có hình dáng bất thường sẽ dễ làm thức ăn bám vào răng bên cạnh, gây ra nhiều vấn đề về vệ sinh cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm. Việc nhổ răng khôn hàm trên trong trường hợp này giúp ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng.
Nhổ răng khôn hàm trên là một tiểu phẫu phổ biến trong nha khoa nhưng không ít người lo ngại về mức độ an toàn hay nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Thực tế, quá trình nhổ răng khôn có thể tiềm ẩn một số rủi ro, đặc biệt khi răng mọc ngầm, mọc nghiêng hoặc gây áp lực lên các dây thần kinh vùng răng.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại kết hợp với tay nghề cao của nha sĩ, nguy cơ biến chứng có thể được kiểm soát đáng kể. Để đánh giá nguy cơ tai biến sau nhổ răng khôn hàm trên cần dựa trên một số yếu tố cụ thể.
Trước tiên, nhổ răng khôn là một tiểu phẫu nha khoa với mức độ khó phụ thuộc vào vị trí mọc, độ nghiêng và tình trạng bệnh lý của răng. Răng khôn mọc thẳng, không có bệnh lý thường dễ nhổ hơn so với các trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch hoặc đâm vào chân răng kế bên. Đặc biệt, khi răng khôn chèn ép dây thần kinh, quá trình nhổ bỏ trở nên phức tạp hơn, yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo an toàn, tránh gây tổn thương nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến chứng khi nhổ răng khôn là sốc phản vệ với thuốc gây mê, gây tê hoặc thuốc kháng sinh. Mặc dù hiếm gặp nhưng những phản ứng dị ứng này có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời.
Ngoài ra, việc chảy máu nhiều trong và sau khi nhổ răng cũng là một nguy cơ tiềm ẩn. Điều này thường xảy ra khi bác sĩ không kiểm soát tốt tình trạng chảy máu hoặc không hiểu rõ tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, dẫn đến việc không xử lý hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện tiểu phẫu.
Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ an toàn của quá trình nhổ răng khôn. Nếu bác sĩ thiếu kinh nghiệm hoặc không có kỹ năng xử lý tình huống, máu ở vị trí nhổ răng có thể chảy liên tục, không dứt, gây ra các biến chứng như thiếu máu hoặc viêm nhiễm.
Hơn nữa, trong một số trường hợp, túi mủ hoặc các nang chứa vi khuẩn không được làm sạch hoàn toàn trong quá trình nhổ răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu – một biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Mặt khác, dụng cụ không được tiệt trùng kỹ càng có thể trở thành nguồn gây nhiễm trùng sau phẫu thuật. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, nơi có trang thiết bị hiện đại và quy trình vô trùng đạt chuẩn.
Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu phổ biến nhằm loại bỏ răng mọc lệch, gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc nhổ răng khôn có thể tiềm ẩn nguy cơ tai biến. Những nhóm đối tượng sau đây cần chú ý đặc biệt, cân nhắc khi thực hiện nhổ răng khôn hàm trên.
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt là một trong những đối tượng cần cẩn trọng khi nhổ răng khôn. Thời kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến nhiều yếu tố sinh lý của phụ nữ, bao gồm hệ thống đông máu. Trong một số trường hợp, nhổ răng trong kỳ kinh nguyệt có thể gây ra chảy máu nhiều, khó lành vết thương.
Người bệnh bị rối loạn đông máu cũng nằm trong nhóm cần hết sức thận trọng. Tình trạng rối loạn đông máu có thể làm cho quá trình tiểu phẫu trở nên phức tạp hơn do máu chảy nhiều, khó cầm. Bệnh nhân cần được theo dõi kỹ cũng như tuân thủ chỉ định của bác sĩ trước khi quyết định nhổ răng khôn.
Tóm lại, "Nhổ răng khôn hàm trên có nguy hiểm không?" là một vấn đề đáng được xem xét kỹ lưỡng. Mặc dù quy trình nhổ răng khôn hàm trên thường được coi là an toàn, nhưng vẫn có những rủi ro tiềm ẩn cần lưu ý, nhất là các nhóm đối tượng có vấn đề về sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...