Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau má là loại rau vừa có thể dùng để ăn lá, vừa có thể dùng làm đồ uống. Đây là loại rau tốt cho sức khỏe và uống nước rau má cũng mang đến nhiều công dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để ăn hay uống nước rau má. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những ai không nên uống nước rau má?
Rau má (Centella asiatica) còn được biết đến với tên gọi là tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo. Rau má được sử dụng như một loại rau xanh nhưng cũng là một vị thuốc trong y học. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ rau má. Có thể nói, rau má vừa rẻ, vừa tốt cho sức khỏe, vừa có thể dùng để chế biến món ăn, vừa có thể dùng làm nước uống. Tuy nhiên, cũng có người không nên sử dụng rau má. Cụ thể hơn, những ai không nên uống nước rau má?
Rau má có tác dụng gì thì uống nước rau má sẽ có lợi ích tương tự. Uống nước rau má đủ lượng và đúng cách có thể mang đến những tác dụng như:
Trong Đông y, rau má có tính hàn, tác dụng dưỡng âm, giải độc, thanh nhiệt, mát gan,... Uống nước rau má giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải các chất độc hại không tốt cho sức khỏe qua đường nước tiểu. Nhờ đó, cơ thể giảm tích tụ độc tố, phòng ngừa nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa. Nhờ tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể mà uống nước rau má cũng giúp hạ nhiệt cơ thể khi bị sốt.
Chất xơ trong nước rau má giúp nhuận tràng, giảm táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ. Các hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống viêm trong rau má có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng viêm ở ruột và đại tràng.
Các chất chống oxy hóa trong nước rau má có tác dụng cường hóa thành mạch và mao mạch, tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn. Những người thường xuyên uống nước rau má đủ lượng và đúng cách sẽ có một hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Việc lưu thông máu trong cơ thể diễn ra thuận lợi sẽ nâng cao sức khỏe tổng thể.
Trong thành phần của rau má có những chất chống viêm tự nhiên. Nhờ đó, uống nước rau má có thể giúp giảm sưng viêm, lưu thông khí huyết. Đây là cách mà nước rau má giúp chúng ta cải thiện các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch.
Các axit amin, axit béo, phytochemical, vitamin A, vitamin C, vitamin E có trong rau má có tác dụng dưỡng da, làm chậm quá trình lão hóa da. Đây là lý do chiết xuất rau má có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da. Nước rau má có cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế ăn nhiều và ăn vặt. Loại nước này cũng ít calo, không chứa đường và rất ít chất béo nên hỗ trợ giảm cân rất tốt.
Ngoài những công dụng trên, uống nước rau má còn giúp cải thiện trí nhớ, cải thiện giấc ngủ, tăng cường lưu lượng mái, ngăn ngừa rụng tóc, chữa mụn nhọt…
Nước rau má nhiều tác dụng vậy nhưng đây không phải thức uống phù hợp với tất cả mọi người. Vậy những ai không nên uống nước rau má?
Ngay cả khi bạn trong nhóm đối tượng thích hợp để uống nước rau má, bạn cũng không nên uống quá nhiều. Dù có vô vàn lợi ích với sức khỏe nhưng vẫn tiềm ẩn tác hại của rau má mà chúng ta cần lưu ý như:
Như vậy, với câu hỏi uống rau má mỗi ngày có tốt không, câu trả lời là có nhưng bạn phải dùng đủ liều lượng. Một người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên uống 1 ly nước rau má mỗi ngày.
Ngoài việc không nên lạm dụng rau má, để uống nước rau má vừa tốt cho sức khỏe, vừa đảm bảo an toàn, bạn cần chắc chắn mua được rau má sạch, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Rau má hay mọc ven bờ ruộng nên dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu. Sau đó, bạn cũng cần ngâm rửa rau sạch trước khi ép nước uống. Lý do là bởi loại rau này thường mọc sát mặt đất nên dễ bị nhiễm sán, vi khuẩn, ký sinh trùng.
Những ai không nên uống nước rau má? Tóm lại, nước rau má có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống loại nước này. Những trường hợp không nên sử dụng rau má như phu mang thai hoặc đang mong muốn có thai, phụ nữ đang cho con bú, người mắc bệnh gan, tiểu đường, người đang sử dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi uống nước rau má vì mỗi đối tượng với tình trạng bệnh lý khác nhau, độ tuổi khác nhau sẽ phù hợp với liều dùng khác nhau.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.