Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rau má là loại ra khá phổ biến tại Việt Nam và được dùng để chế biến nhiều món ăn, nước uống, bài thuốc có lợi cho sức khỏe. Vậy rau má có tác dụng gì? Ăn rau má nhiều có tốt không?
Rau má rất dễ trồng và thường không cần chăm sóc nhiều nhưng vẫn tươi tốt, mọc nhanh. Cũng vì vậy mà đây là loại rau yêu thích của nhiều người. Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng tìm hiểu rau má có tác dụng gì và cách dùng thế nào.
Rau má còn có tên khoa học là Centella asiatica. Ngoài được gọi là rau má, loại rau này còn có những cái tên khác như tích tuyết thảo, liên tiền thảo,... Rau má thường sinh trưởng ở những nơi có độ ẩm cao, đất ẩm ướt quanh năm, râm mát như vùng thung lũng hoặc bờ mương, đất mùn tơi xốp, khí hậu nhiệt đới thích hợp với sự phát triển của rau má hơn.
Rau má là loại rau phổ biến, dễ trồng và sinh trưởng nhanh
Vậy rau má có tác dụng gì? Rau má là gì? Cây rau má có những đặc điểm nổi bật như:
Ngoài thắc mắc về rau má có tác dụng gì, câu hỏi được nhiều người đặt ra là trong rau má có chất gì, có tốt cho sức khỏe không? Theo giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng dưỡng chất trong rau má rất dồi dào, thích hợp để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tật. Ăn, uống rau má rất tốt vì trong rau má có chứa các chất như:
Rau má có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Như đã nói ở trên, rau má là loại rau có nhiều tác dụng rất tốt với sức khỏe. Tác dụng của rau má không chỉ bồi bổ, trị bệnh mà còn tốt cho sắc đẹp, chống oxy hóa tự nhiên, phòng ngừa bệnh táo bón và các bệnh khác về đường ruột. Cụ thể hơn, rau má có tác dụng gì?
Rau má có tác dụng gì? Trong Đông y, rau má có vị ngọt, tính mát, được dùng nhiều trong điều trị các chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Cũng nhờ đặc điểm này mà tác dụng của rau má có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như:
Rau má có vị đắng nhẹ, chứa nhiều hoạt chất và đặc biệt là vitamin B1 có lợi cho hệ thần kinh nên rau má có khả năng điều trị tình trạng tinh thần mệt mỏi, chán nản, chứng lo lắng, trầm cảm hoặc những bệnh lý khác về tâm thần như rối loạn tâm thần, bệnh đãng trí Alzheimer.
Bên cạnh đó, người lớn tuổi khi sử dụng rau má trong ăn, uống thường xuyên còn giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi sự lão hóa, cải thiện trí nhớ, phòng ngừa chứng đãng trí ở người già.
Theo nhiều bài thuốc dân gian, rau má có thể sử dụng trên những vết thương hở trên da do bỏng, trầy xước,... để kích thích da mau lành hơn, hạn chế nhiễm trùng và tiêu viêm, chống sẹo.
Các cục máu đông sau chấn thương hoặc tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân cũng được cải thiện đáng kể khi dùng rau má để điều trị.
Hữu ích: Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng rau má
Rau má có tác dụng gì cho da mặt? Một tác dụng của rau má được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích, đó là dưỡng da mịn đẹp, tươi sáng và luôn mềm mịn. Trong rau má có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, lại thêm đặc tính mát da, kháng viêm nên có thể dùng để trị mụn, làm đẹp da, dưỡng ẩm, chống rạn da khi mang thai,...
Xem thêm: Cách dùng rau má trị mụn
Rau má có tác dụng gì? Rau má chứa nhiều vitamin C, dưỡng da sáng mịn
Tuy rau má có rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều cũng để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy ăn rau má bao nhiêu là đủ? Để sử dụng rau má hiệu quả, phát huy tối đa công dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:
Hy vọng với những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc rau má có tác dụng gì, đồng thời biết cách sử dụng rau má hiệu quả để đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Khi chọn rau má để uống, bạn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn rau má sạch, được ngâm rửa nhiều lần.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.