Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giấc ngủ là hoạt động rất quan trọng đối với trẻ nhỏ và luôn được cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên khi trẻ bị ho vào ban đêm và đôi khi quấy khóc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng.
Vì thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn không được khuyên dùng thường xuyên cho trẻ em dưới 6 tuổi nên việc nhận biết và có những biện pháp giúp trẻ cảm thấy thoải mái, giảm những cơn ho vào ban đêm là cần thiết. Nếu bạn là cha mẹ đang thắc mắc vì sao trẻ hay bị ho về đêm thì hãy tham khảo bài viết sau đây.
Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch yếu và hoàn thiện đầy đủ, hơn nữa trẻ cũng chưa biết cách tự bảo vệ cho cơ thể phòng tránh khỏi những tác nhân gây bệnh. Tình trạng ho, đặc biệt là ho về đêm khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm, bao gồm:
Nhiệt độ ban đêm xuống thấp hơn ban ngày, hơn nữa cùng với sự điều chỉnh nhiệt độ thấp và tạo không khí khô từ máy lạnh trong hầu hết các gia đình hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho nhiều về đêm của các bé.
Chất nhầy và dịch từ trên mũi sẽ chảy xuống cổ họng, làm kích ứng niêm mạc đường hô hấp gây ra các cơn ho ở trẻ. Tình trạng ho về đêm sẽ càng tệ hơn nếu bé ngủ với tư thế đầu thấp và có thể đi kèm những triệu chứng khác như nghẹt mũi, khó thở.
Phòng ngủ nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, nấm, tóc hoặc thậm chí lông thú trong nhà. Đây là điều rất đáng lo ngại khi trẻ vô tình hít phải khi ngủ, gây ra các cơn ho và những biểu hiện khó chịu khác cho trẻ như hắt hơi, ngứa mũi.
Đối với trẻ đang bị viêm họng, vào ban đêm trẻ dễ bị ho và ho nhiều hơn, ngoài ra tình trạng nặng hơn này có thể xuất hiện thêm những triệu chứng sốt, đau đầu, khó chịu.
Hen suyễn là bệnh hô hấp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi trong đó có cả trẻ nhỏ. Đối với trẻ khi mắc bệnh này thường có cơ địa khá nhạy cảm khi có sự thay đổi của thời tiết hoặc khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Nếu chẳng may tiếp xúc với một trong số những chất có thể gây kích ứng, phế quản sẽ phù nề, co thắt, tăng tiết dịch nhầy. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè, đau tức ngực, ho.
Khi trẻ mắc bệnh trào ngược, lúc ngủ lượng dịch vị từ dạ dày chứa axit có thể trào lên lại thực quản, tác động đến hệ thần kinh đường khí quản và kích thích phản xạ gây ho.
Dưới đây là những biện pháp giúp hỗ trợ giảm ho về đêm cho trẻ tại nhà mà các bố mẹ nên tham khảo.
Nước muối sinh lý giúp làm sạch mũi và phá vỡ chất nhầy vướng trên đường thở của trẻ. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý cho trẻ trước khi đi ngủ hoặc vào giữa đêm nếu trẻ bị thức giấc do ho, để giúp giảm các triệu chứng của trẻ với các dạng đường dùng phù hợp theo từng độ tuổi.
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên dùng dạng nhỏ giọt nhẹ nhàng vào mũi. Đối với trẻ trên 3 tháng tuổi, mẹ có thể dùng nước muối dạng xịt dịu nhẹ phù hợp dành cho trẻ.
Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương để giữ cho đường hô hấp của con bạn thông thoáng và ẩm ướt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy tạo độ ẩm với nhiều tính năng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của các mẹ bé.
Ngoài ra, hãy để nhiệt độ máy lạnh phù hợp (khuyến khích không dưới 25 độ C) vì nhiệt độ lạnh quá sẽ khiến tình trạng ho về đêm của trẻ không cải thiện.
Bạn nên vệ sinh phòng ngủ, thay chăn, ga, gối, nệm cho giường của bé thường xuyên. Đây là một thói quen rất quan trọng, đặc biệt đối với những đối tượng trẻ nhỏ nhạy cảm, dễ bị kích ứng như trẻ bị viêm xoang, hen suyễn.
Các loại siro ho thảo dược trên thị trường hiện nay là một biện pháp hỗ trợ an toàn và hiệu quả giúp giảm ho về đêm cho trẻ. Ngoài ra, một số loại siro có thể gây buồn ngủ nhẹ, vì vậy nó cũng có thể giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Những loại siro trị ho cho bé, siro trị viêm họng có nguồn gốc thảo dược gồm những thành phần tinh dầu thiên nhiên lành tính như: Lá hẹ hấp mật ong, lá húng chanh hấp mật ong, quất ngâm đường phèn, cao lá thường xuân đều có tác dụng hỗ trợ giảm ho, kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả đổi với trẻ nhỏ.
Đối với trẻ em 1 - 6 tuổi, mật ong sẽ có tác dụng như một chất làm dịu tự nhiên đặc biệt là khi trẻ bị viêm họng. Từ thời xa xưa, mật ong đã được biết đến như một phương thuốc tự nhiên để giảm các triệu chứng ho khan, vì nó có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Cho trẻ ngậm một thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ, hoặc pha vào một ít nước ấm để bổ sung nước.
Tình trạng trẻ ho về đêm có thể xảy ra khi bạn cho trẻ ăn uống sát giờ đi ngủ nhất là đối với những bé bị trào ngược dạ dày thực quản. Bởi vì lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ tràn vào thanh quản, gây kích ứng họng khiến cho trẻ dễ bị ho sặc, nôn trớ, ợ hơi.
Cho trẻ uống đủ nước là điều quan trọng, đặc biệt khi trẻ bị ốm. Nước giúp cho đường hô hấp của trẻ không bị khô rát, làm loãng chất nhầy tiết ra, giúp dễ dàng loại bỏ chất nhầy dư thừa nào có thể gây nghẹt mũi và ho.
Lưu ý rằng, có thể mất vài tuần để trẻ hồi phục sau khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, khi đã áp dụng những biện pháp trên mà cơn ho của con bạn vẫn không thuyên giảm, kèm theo các triệu chứng như sốt cao, khó thở, co giật thì đây không đơn thuần là do sự thay đổi môi trường hay tác nhân gây dị ứng, mà có thể là biểu hiện của bệnh lý hô hấp.
Trong đó, viêm phế quản và viêm phổi là nguy hiểm, cần điều trị sớm có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn hãy liên hệ bác sĩ nhi khoa của con bạn càng sớm càng tốt.
Hi vọng những thông tin quan trọng của bài viết đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh cũng như các cách trị ho vào ban đêm cho trẻ hiệu quả. Như chúng tôi có nhấn mạnh, nếu tình trạng này diễn ra càng lúc càng nghiêm trọng, bạn cần đưa trẻ thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.