Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những dấu hiệu bệnh tim không thể bỏ qua

Ngày 24/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh tim là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và nguy hiểm trong xã hội hiện nay. Nhiều bạn còn chưa rõ các dấu hiệu bệnh tim và những biện pháp phòng ngừa bệnh tim như thế nào, đây là một điều rất thiết sót.

Bệnh tim không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim, hay nhồi máu cơ tim. Vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh tim như nguyên nhân, dấu hiệu bệnh tim, cách phòng tránh và điều trị là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về bệnh tim nhé. 

Tổng quan bệnh tim

Hệ thống tuần hoàn bao gồm: Tim, mạch máu và máu. Mặc dù có cấu tạo và chức năng khác nhau nhưng chúng kết hợp với nhau thực hiện các chức năng quan trọng của cơ thể.

Cấu tạo của tim:

  • Màng ngoài tim;
  • Lớp cơ tim;
  • Màng trong tim;
  • Hệ thống mạch vành cung cấp máu cho tim hoạt động.

Từ những lớp cấu tạo này, khi xảy ra bất thường ở bất cứ thành phần nào cũng sẽ gây ra bệnh tim mạch. Bệnh tim là những bệnh liên quan đến sức khỏe của trái tim và hệ mạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể chúng ta. Dấu hiệu bệnh tim cũng được biểu hiện khá rõ ràng trong cuộc sống sinh hoạt, thường là: Khó thở, đau ngực, loạn nhịp tim, chóng mặt buồn nôn… Một số bệnh tim có thể kể đến như: Bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim…

Những dấu hiệu bệnh tim không thể bỏ qua, phát hiện sớm và cách điều trịBệnh tim khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim, một số nguyên nhân chủ yếu có thể là:

  • Lão hóa: Lão hóa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim, vì cơ thể có tuổi, các cơ và mô bắt đầu mất đi tính linh hoạt và chức năng, dẫn đến giảm sức khỏe chung và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Di truyền: Bệnh tim có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua di truyền. Các gen liên quan đến bệnh tim có thể được truyền từ cha mẹ hoặc bị đột biến.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim, vì các hóa chất trong thuốc lá có thể làm hỏng các tế bào và mô của tim, làm giảm khả năng bơm máu và gây ra các vấn đề về mạch máu.
  • Tiểu đường: Tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim bằng cách làm tăng mỡ máu, tăng huyết áp, gây ra tổn thương cho các mạch máu và các tổ chức trong tim.
  • Cao huyết áp: Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ lớn cho bệnh tim, khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến việc làm tăng nguy cơ bệnh tim.
  • Béo phì: Béo phì có thể làm tăng mỡ máu, tăng huyết áp, gây ra tổn thương cho các mạch máu và tim.
  • Stress: Stress có thể gây ra cơn đau ngực và ảnh hưởng đến nhịp tim.

Dấu hiệu bệnh tim là gì?

Bệnh tim có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh tim:

Khó thở

Một trong số dấu hiệu bệnh tim đầu tiên phải kể đến là khó thở, nhất là xảy ra trong khi nằm, khi hít thở sâu, cảm giác giống như có vật nặng đè lên ngực. Người bị bệnh tim thường khó thở dù ngay cả khi gắng sức hoặc không cần phải gắng sức. Cảm giác này có thể đến trong mọi thời điểm, kể cả ngay trong khi đang ngủ. Đây là kết quả của việc tim đột ngột giảm khả năng co bóp khiến cho quá trình bơm máu từ tim đến phổi bị gián đoạn.

Những dấu hiệu bệnh tim không thể bỏ qua, phát hiện sớm và cách điều trịKhó thở và đau thắt ngực là dấu hiệu bệnh tim phổ biến

Đau thắt ngực 

Chúng ta sẽ cảm thấy đau nhói hoặc áp lực ở ngực, đặc biệt khi hoạt động hoặc trong tình trạng căng thẳng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Đau thắt ngực có thể diễn ra trong khi nằm hay ngay trong hoạt động thường ngày.

Đau đầu, chóng mặt, hoặc buồn nôn

Đây là biểu hiện của việc thiếu máu lên não do tim vì một lý do nào đó không bơm đủ máu lên não. Người bị bệnh tim thường có thể cảm thấy hoa mắt, nhìn mờ, chóng mặt hoặc mất thăng bằng trong giây lát vì tim không đủ sức để bơm máu đi tới các cơ quan. Mặc dù đây cũng có thể là kết quả của những thói quen xấu hay các hoạt động như: Ngủ không đủ giấc, ăn không đủ chất, đứng lên đột ngột... nhưng bệnh tim giai đoạn đầu cũng có triệu chứng này. 

Mệt mỏi, dễ dàng kiệt sức

Một số hoạt động thường ngày như leo cầu thang hay xách đồ, chạy bộ khiến bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi hoặc kiệt sức, hãy chú ý đi kiểm tra sức khỏe tim mạch ngay. Đặc biệt, sự thay đổi sức lực một cách rõ ràng ở nam giới thì đây có thể chính là dấu hiệu của bệnh tim.

Đau nhức ở vùng cổ, vai, tay trái, hoặc lưng

Những cơn đau ở tim thường có xu hướng lan ra khắp các khu vực phía bên trái của cơ thể dẫn đến sự đau nhức ở cổ, vai, lưng và tay trái. Thường gặp nhất là những cơn đau ở cánh tay trái.

Sưng chân

Trái tim không khỏe thì hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả dẫn đến hiện tượng sưng phù chi dưới. Thậm chí, suy tim cũng làm chức năng thận bị suy giảm khiến cho việc đào thải chất lỏng và ion natri ra ngoài cơ thể khó khăn hơn. Cuối cùng, cơ thể sẽ bị tình trạng phù nề, chủ yếu ở chân.

Ngoài những dấu hiệu trên đây, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Rối loạn nhịp tim, ngủ ngáy, đổ nhiều mồ hôi hay có những cơn ho kéo dài… Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên tham khảo bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác bệnh lý của mình. Nó có thể là dấu hiệu bệnh tim hay một bệnh lý nào khác chúng ta cần điều trị để có cơ thể khỏe mạnh.

Những bệnh tim thường gặp

Bệnh tim có nhiều loại khác nhau, dưới đây là một số bệnh tim thường gặp nhất:

  • Bệnh mạch vành: Đây là tình trạng mà các động mạch cung cấp máu và oxy đến tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn, dẫn đến đau ngực và khó thở.
  • Bệnh nhồi máu cơ tim: Đây là bệnh tim thường gặp nhất và có nghĩa là tim không đủ khả năng bơm máu đến cơ thể, gây ra mệt mỏi, khó thở và đau ngực.
  • Bệnh van tim: Bệnh van tim là tình trạng mà van trong tim không hoạt động bình thường, dẫn đến lưu lượng máu không đủ đến cơ thể. Đây là nguyên nhân phổ biến của bệnh tim ở trẻ em.
  • Bệnh nhịp tim không đều: Đây là tình trạng mà tim đập không đều, gây ra cảm giác nhanh nhịp hoặc chậm nhịp.
  • Bệnh tim bẩm sinh: Đây là tình trạng mà tim không phát triển bình thường khi còn ở trong bụng của mẹ, dẫn đến các vấn đề về cấu trúc và chức năng của tim.
Những dấu hiệu bệnh tim không thể bỏ qua, phát hiện sớm và cách điều trịBệnh tim mạch gây ra các biến chứng nguy hiểm

Làm gì để phòng ngừa bệnh tim?

Có một số phương pháp phòng ngừa bệnh tim mà bạn có thể áp dụng:

  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol: Ăn nhiều chất béo và cholesterol có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch và gây bệnh tim. Vì vậy, hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol là một phương pháp phòng ngừa bệnh tim hiệu quả.
  • Tăng cường vận động: Tập thể dục và vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ bệnh tim và cải thiện tình trạng tim mạch.
  • Kiểm soát cân nặng: Bệnh tiểu đường, béo phì và tăng cân có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, vì vậy bạn nên kiểm soát cân nặng của mình để giảm nguy cơ này.
  • Hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá có thể gây hại cho tim mạch, vì vậy hạn chế sử dụng chúng là một phương pháp phòng ngừa bệnh tim hiệu quả.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến tim: Nếu bạn có bất kỳ bệnh tim nào hoặc các bệnh liên quan đến tim, hãy điều trị sớm để có thể giảm nguy cơ bệnh tim và cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh tim hay những bệnh lý khác.

Bệnh tim là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên thế giới. Đó là một bệnh lý liên quan đến hệ thống tim mạch, và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Bệnh tim có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kể tuổi tác, giới tính hay lối sống. Chúng ta hãy nắm rõ về nguyên nhân, các dấu hiệu bệnh tim, cách phòng ngừa và điều trị bệnh tim để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin