Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.
Cao huyết áp là tình trạng gia tăng trị số huyết áp cơ thể được định nghĩa khi huyết áp tâm thu lúc nghỉ ≥ 130mm Hg hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ ≥ 80mm Hg hoặc cả hai. Cách duy nhất để biết liệu huyết áp của bạn có cao hay không chủ yếu là thường xuyên đi khám để kiểm tra huyết áp.
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Tìm hiểu chung cao huyết áp
Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu trong động mạch cao hơn bình thường, thường ≥ 130/80 mmHg. Nếu không được kiểm soát, có thể gây hại cho tim, mạch máu, và các cơ quan khác.
Huyết áp cơ thể được ghi lại bằng 2 con số. Huyết áp tâm thu (chỉ số lớn hơn) là lực mà tim bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp tâm trương (chỉ số thấp hơn) là kháng lực của thành mạch máu với dòng chảy của máu trong cơ thể.
Trị số huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg).
Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm. Phương pháp điều trị cao huyết áp hiệu quả chủ yếu là thay đổi lối sống và điều trị dùng thuốc.
Triệu chứng cao huyết áp
Những dấu hiệu của cao huyết áp
Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm.
Một số người bị cao huyết áp có thể có triệu chứng như:
Trong số các cơ quan thì tim mạch thường là hệ cơ quan chịu tổn thương nhiều và nghiêm trọng do tình trạng cao huyết áp. Huyết áp quá cao có thể làm xơ cứng động mạch, làm giảm lưu lượng máu/oxy đến tim và có thể gây ra:
Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến tim bị tắc nghẽn hoàn toàn và các tế bào cơ tim chết vì thiếu oxy. Dòng máu bị tắc nghẽn càng lâu, tổn thương cơ tim càng lớn.
Suy tim: Xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu và oxy đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể.
Rối loạn nhịp tim: Có thể dẫn đến đột tử.
Đột quỵ: Cao huyết áp cũng có thể làm vỡ hoặc tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu và oxy cho não gây ra đột quỵ.
Suy thận: Cao huyết áp có thể gây tổn thương thận.
Cách duy nhất để biết liệu huyết áp của bạn có cao hay không chủ yếu là thường xuyên đi khám để kiểm tra huyết áp. Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng huyết áp, đặc biệt ở người tuổi từ 40 trở nên.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân cao huyết áp
Nguyên nhân dẫn đến hai loại cao huyết áp:
Cao huyết áp nguyên phát (vô căn): Đối với hầu hết người lớn, không có nguyên nhân xác định nào gây ra cao huyết áp cao. Đây là loại cao huyết áp thường gặp nhất (chiếm đến 85%), có xu hướng tiến triển dần dần trong nhiều năm.
Cao huyết áp thứ phát: Huyết áp cao do một nguyên nhân nào đó gây ra, có xu hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với cao huyết áp nguyên phát. Các tình trạng và thuốc khác nhau có thể dẫn đến cao huyết áp thứ phát, bao gồm: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh lý tại thận, u tuyến thượng thận, bệnh lý tuyến giáp, bất thường mạch máu bẩm sinh, tác dụng phụ của thuốc (thuốc ngừa thai, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc giảm đau...), chất kích thích (cocaine, amphetamine).
Cao huyết áp là tình trạng huyết áp trong động mạch liên tục cao hơn mức bình thường, thường được chẩn đoán khi huyết áp đạt hoặc vượt quá 130/80 mmHg. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ đo huyết áp ít nhất hai lần trong các lần khám khác nhau và có thể yêu cầu đo huyết áp tại nhà hoặc theo dõi 24 giờ để xác nhận tình trạng này.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp?
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp bao gồm: Người lớn tuổi, người có tiền sử gia đình bị cao huyết áp, người béo phì, ít vận động, hoặc người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia. Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường hoặc bệnh thận cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Tại sao kiểm soát cân nặng lại quan trọng trong việc phòng ngừa cao huyết áp?
Kiểm soát cân nặng rất quan trọng vì thừa cân hoặc béo phì làm tăng gánh nặng cho tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này dẫn đến áp lực cao hơn lên thành động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Giảm cân thông qua chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh này.
Cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Cao huyết áp trong thai kỳ, còn gọi là tiền sản giật có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Đối với mẹ, cao huyết áp có thể gây tổn thương gan, thận, và dẫn đến các vấn đề tim mạch. Đối với thai nhi, cao huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, khiến thai nhi chậm phát triển hoặc sinh non. Vì vậy, kiểm soát huyết áp trong thai kỳ là vô cùng quan trọng.
Cao huyết áp có gây suy tim không?
Có, huyết áp cao có thể dẫn đến suy tim nếu không được kiểm soát kịp thời. Khi tình trạng cao huyết áp kéo dài, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua các mạch máu bị cứng và hẹp do áp lực lớn, ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của mạch máu và tim. Thực tế lâm sàng cho thấy rằng, có tới 90% nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim xuất phát từ bệnh cao huyết áp.
Hỏi đáp (0 bình luận)