Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm trương cao là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Huyết áp tâm trương cao, hay còn được gọi là tăng huyết áp tâm trương, là tình trạng khi áp lực trong các mạch máu tăng cao hơn mức bình thường. Đây là một vấn đề sức khỏe quan trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bị huyết áp tâm trương cao nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe của mình để đảm bảo điều trị hiệu quả và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm trương cao là gì?

Huyết áp là áp lực mà máu tác động lên thành động mạch. Để đo huyết áp, ta sử dụng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm trương, còn được gọi là huyết áp tối thiểu, là áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi tim nghỉ ngơi sau khi co bóp. Trong thời điểm này, dù không có sự co bóp của tim, nhưng nhờ tính đàn hồi của thành mạch, máu vẫn được đẩy đi và áp lực trong hệ tuần hoàn vẫn duy trì, do vậy huyết áp vẫn tồn tại.

Có ba loại tăng huyết áp, bao gồm tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương và tăng huyết áp hỗn hợp. Tăng huyết áp tâm trương được xác định khi áp suất tâm trương vượt quá 90 mmHg. Huyết áp tâm trương cao cũng được phân thành nhiều mức độ khác nhau. Dưới đây là phân độ huyết áp tâm trương cao theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (ACC):

  • Bình thường: Huyết áp tâm trương thấp hơn 80 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn I: Huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn II: Huyết áp tâm trương từ 90 - 120 mmHg.
  • Cơn tăng huyết áp: Huyết áp tâm trương lớn hơn 120 mmHg. Hãy gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Lưu ý rằng để đánh giá tăng huyết áp, cần kết hợp cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ngay cả khi chỉ số huyết áp tâm trương của bạn bình thường (thấp hơn 80 mmHg), bạn vẫn có thể bị tăng huyết áp nếu chỉ số tâm thu lớn hơn 130 mmHg.

Triệu chứng huyết áp tâm trương cao

Những dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp tâm trương cao

Triệu chứng của huyết áp tâm trương cao có thể bao gồm:

  • Đau ngực: Cảm giác đau, nặng, hoặc áp lực trong vùng ngực.
  • Khó thở: Cảm giác khó thở hoặc hổn hển khi thực hiện các hoạt động thường ngày.
  • Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi, mệt nhọc dễ dàng mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Chóng mặt: Cảm giác chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng.
  • Buồn nôn hoặc ói mửa: Có thể xuất hiện khi huyết áp cao tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
  • Thay đổi thị lực: Mờ mắt, khó tập trung hoặc khó nhìn rõ.
  • Đau đầu: Đau đầu thường xuyên, đặc biệt là ở vùng đỉnh đầu hoặc hai bên thái dương.
Huyết áp tâm trương cao là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả 4
Đau ngực có thể gặp trong huyết áp tâm trương cao

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm trương cao có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của huyết áp tâm trương cao:

  • Bệnh tim mạch: Huyết áp tâm trương cao kéo dài có thể gây ra các vấn đề tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.
  • Bệnh thận: Áp lực cao trong mạch máu có thể gây tổn thương đến các mạch máu thận và gây ra vấn đề về chức năng thận. Điều này có thể dẫn đến suy thận.
  • Đột quỵ: Huyết áp trương thu cao là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự phát triển của đột quỵ. Áp lực cao trong mạch máu có thể gây ra vỡ mạch máu não hoặc tắc nghẽn mạch máu, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến não.
  • Tổn thương mạch máu: Huyết áp tâm trương cao kéo dài có thể gây ra tổn thương và xơ cứng mạch máu, làm giảm khả năng lưu thông máu.
  • Biến chứng mắt: Huyết áp tâm trương cao kéo dài có thể gây tổn thương đến mạch máu trong mắt, gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể. Tăng huyết áp còn làm xuất huyết võng mạc, phù gai thị làm giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Huyết áp tâm trương cao là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả 5
Huyết áp tâm trương cao có thể dẫn đến giảm thị lực

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng như đau ngực, đau đầu, khó thở, chóng mặt, hoặc có vấn đề về thị lực, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng từ tăng huyết áp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân huyết áp tâm trương cao

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp tâm trương cao

Các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn nguyên nhân gây ra huyết áp tâm trương cao, nhưng có một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm trương cao có ảnh hưởng gì đến các cơ quan khác?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng huyết áp tâm trương cao kết hợp với huyết áp tâm thu bình thường có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch như đau tim, đột quỵ, rung nhĩ và bệnh động mạch ngoại biên. Nếu huyết áp tâm thu tăng thêm 20mmHg, nguy cơ biến cố tim mạch tăng gấp đôi; nếu huyết áp tâm trương tăng thêm 10mmHg, nguy cơ này cũng tăng gấp đôi. Một số biến chứng huyết áp tâm trương cao lên các cơ quan bao gồm:

  • Tổn thương não, tai biến mạch máu não, nhồi máu não, xuất huyết não và thiếu máu não.
  • Biến chứng mạch máu võng mạc dẫn đến mù lòa.
  • Tổn thương thận và màng lọc của các tế bào thận, dẫn đến suy thận lâu dài.
  • Tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương lớp nội mạc của mạch vành, gia tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và hẹp mạch vành.

Huyết áp tâm trương cao có biến chứng gì?

Huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm gì không?

Huyết áp tâm trương cao có di truyền không?

Huyết áp tâm trương cao ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân như thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)