Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh huyết áp cao bạn cần biết

Ngày 27/08/2023
Kích thước chữ

Huyết áp cao là bệnh có diễn tiến âm thầm với các triệu chứng không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng người mắc. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả việc tìm hiểu các thông tin về huyết áp cao và biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải là vô cùng cần thiết.

Cao huyết áp lâu ngày làm tăng nguy cơ gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh. Đây là những hệ quả tiêu cực do tình trạng áp lực máu tác động quá lớn lên thành mao mạch.

Thông tin cần biết về bệnh huyết áp cao

Huyết áp được tạo ra do lực tim co bóp và sức cản của động mạch. Đây là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đo huyết áp bình thường gồm có 2 chỉ số: Huyết áp tối đa (hay huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương). Người bệnh được chẩn đoán là cao huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.

Bệnh huyết áp cao và biến chứng nguy hiểm bạn cần biết
Đa số người bị huyết áp cao không có triệu chứng

Nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp được chia thành: Cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp thứ phát. Đa số người bị huyết áp cao không có triệu chứng. Vì thường không có biểu hiện rõ ràng nên người bị huyết áp cao có thể sống nhiều năm mà không biết bản thân mắc bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân cao huyết áp có thể gặp cảm giác đập thình thịch ở đầu hoặc ngực, chóng mặt, cảm giác quay cuồng và một số dấu hiệu khác.

Huyết áp cao và biến chứng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải

Nhiều người thường chủ quan và không phát hiện kịp thời tình trạng huyết áp cao và biến chứng bệnh. Tuy nhiên, nó được ví như “kẻ giết người thầm lặng” và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Suy tim

Suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu người bệnh có thể gặp phải khi tình trạng cao huyết áp xảy ra. Để có thể bơm máu ra tới mạch ngoại biên, tim cần co bóp liên tục với công suất cao hơn. Lâu dần cơ tim có xu hướng phì đại, khả năng đàn hồi kém hơn so với bình thường khiến chức năng bơm hút máu về tim giảm mạnh.

Bên cạnh huyết áp cao và biến chứng suy tim, người bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề về tim mạch khác như: Bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim...

Bệnh huyết áp cao và biến chứng nguy hiểm bạn cần biết 1
Suy tim là biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp

Những vấn đề liên quan tới động mạch ngoại biên

Huyết áp thường xuyên tăng cao khiến các động mạch ngoại biên như: Động mạch chi trên - dưới, động mạch thận, động mạch cảnh bị ảnh hưởng. Theo thời gian chúng trở nên xơ vữa, cứng và vôi hóa, thậm chí tắc nghẽn. Biến chứng này khiến người bệnh liên tục gặp phải tình trạng tê bì chân tay, đau nhức, di chuyển mất nhiều sức hoặc không thể di chuyển được trong thời gian dài.

Đột quỵ

Người bệnh huyết áp cao mà huyết áp không hạ vào ban đêm, hạ quá mức hoặc tăng vọt bất cứ lúc nào đều rất dễ bị đột quỵ não. Biến chứng này có thể gây tử vong hoặc bị hôn mê, khiến bệnh nhân sống đời sống thực vật nếu không cấp cứu kịp thời. Dù qua khỏi vẫn sẽ để lại di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, giảm trí nhớ, lú lẫn, đi đứng, nói năng khó khăn...

Biến chứng tại mắt

Người bị cao huyết áp có nguy cơ gặp các biến chứng tại mắt với bệnh lý võng mạc. Nguyên nhân là do các mạch máu tại võng mạc bị tổn thương, mang hình dạng bất thường và có xu hướng bị co thắt hoặc phù nề. Nặng nhất có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết võng mạc khiến người bệnh nhìn mờ hoặc không thể nhìn thấy được nữa.

Bệnh huyết áp cao và biến chứng nguy hiểm bạn cần biết 1
Suy tim có thể gây ra phình động mạch chủ

Bóc tách, phình động mạch chủ

Bóc tách hoặc phình động mạch chủ có thể xảy ra với người bệnh cao huyết áp dưới ảnh hưởng của áp lực lên thành động mạch. Phình động mạch xảy ra khi kích thước động mạch chủ lớn hơn 45mm. Trong trường hợp kích thước tăng lên trên 55mm, người bệnh cần được tiến hành đặt stent động mạch hoặc can thiệp phẫu thuật kịp thời.

Suy giảm trí nhớ

Bệnh huyết áp cao và biến chứng suy giảm trí nhớ có thể xảy ra khi huyết áp tăng thường xuyên nhưng không được phát hiện và điều trị. Biến chứng này thường gặp nhất ở người cao tuổi và có nguy cơ gây ra các bệnh lý về về não bộ khác như Alzheimer. Ngoài ra, các động mạch bị thu hẹp hay tắc nghẽn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não và gây ra chứng mất trí mạch máu.

Các biến chứng khác

Tình trạng huyết áp cao còn có thể gây ra các biến chứng khác như:

  • Rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Bệnh lý tiểu đường.
  • Các bệnh lý liên quan đến thận.
Bệnh huyết áp cao và biến chứng nguy hiểm bạn cần biết 2
Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa biến chứng cao huyết áp

Cách phát hiện sớm huyết áp cao và biến chứng tăng huyết áp?

Để ngăn ngừa và phát hiện sớm huyết áp cao và biến chứng cao huyết áp, bạn cần lưu ý:

  • Người trên 50 tuổi nên đo tầm soát huyết áp mỗi 6 tháng - 1 năm/lần.
  • Định kỳ làm các kiểm tra cận lâm sàng như: Tổng phân tích nước tiểu, tỷ lệ microalbumin/creatinin niệu, siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm, đường máu, cholesterol máu, chức năng thận, chụp võng mạc, siêu âm động mạch cảnh và đo ABI.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống hợp lý, giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
  • Nếu được chẩn đoán huyết áp cao, cần uống thuốc đều đặn và theo dõi mức huyết áp khi điều trị.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh huyết áp cao và biến chứng mà nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Không xuất hiện triệu chứng không có nghĩa là chỉ số huyết áp của bạn ở mức bình thường. Biến chứng của tăng huyết áp có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không được kịp thời phát hiện và can thiệp. Vì vậy, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để được kiểm tra chỉ số huyết áp cũng như sớm phát hiện một số bệnh lý khác có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Xem ngay: Huyết áp 160/90 có cao không? Nên làm gì khi huyết áp ở mức 160/90?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin