Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cryoglobulinemia là một rối loạn hiếm gặp gây ra sự bất thường trong máu. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, các protein trong máu có tên là Cryoglobulin sẽ kết tụ lại với nhau, dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Mặc dù không phổ biến, Cryoglobulinemia có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu về Cryoglobulinemia qua bài viết dưới đây nhé!
Cryoglobulinemia là một loại bệnh lý hiếm gặp nhưng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến cơ thể con người. Bệnh này được xác định bởi sự hiện diện của Cryoglobulin trong huyết thanh, các phức hợp miễn dịch có khả năng kết tủa ở nhiệt độ thấp và lắng đọng ở các mô nội mạc. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị của cryoglobulinemia, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Cryoglobulinemia, hay còn gọi là chứng Cryoglobulin máu, là tình trạng có Cryoglobulin trong huyết thanh của người bệnh. Cryoglobulin là các phức hợp miễn dịch kết tủa ở nhiệt độ thấp và lắng đọng trong nội mạc. Trong cơ thể người, Cryoglobulin có thể gây tổn thương các cơ quan bằng cách làm tăng độ nhớt của máu hoặc kích hoạt các phản ứng miễn dịch. Cryoglobulin cũng là nguyên nhân gây viêm mạch trong các cơ quan như thận, da và hệ thần kinh ngoại biên. Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ ảnh hưởng, bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như ban xuất huyết, đau khớp và yếu.
Theo thống kê, Cryoglobulin máu hỗn hợp xuất hiện ở khoảng 1 trên 100.000 người. Bệnh khá phổ biến ở miền nam Châu Âu, thường gặp ở người bệnh trong độ tuổi từ 40 đến 60 và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Kể từ khi phát hiện virus viêm gan C, nguyên nhân của hơn 90% trường hợp Cryoglobulinemia hỗn hợp đã được xác định. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do di truyền hoặc xuất hiện sau khi tiêm vắc xin, đặc biệt là vắc xin phòng phế cầu khuẩn.
Theo phân loại của Brouet, Cryoglobulinemia có thể được phân thành các loại dựa vào thành phần của chúng:
Các triệu chứng của Cryoglobulin máu khác nhau tùy thuộc vào hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng. Một số người có thể không có triệu chứng nhưng được ghi nhận là có nồng độ Cryoglobulin tăng cao, được phát hiện khi xét nghiệm máu. Khi có triệu chứng, chúng thường bao gồm những điều sau:
Thường xuất hiện các triệu chứng:
Thường xuất hiện các triệu chứng:
Cryoglobulinemia là một bệnh về máu có thể đi kèm với nhiều bệnh lý khác thuộc các nhóm bệnh truyền nhiễm, ung thư hoặc rối loạn miễn dịch tự miễn, tuy nhiên viêm gan C là phổ biến nhất.
Đa số trường hợp Cryoglobulinemia xuất hiện liên quan đến các bệnh lý sau:
Loại 1 thường kết hợp với:
Loại 2 và loại 3 thường kết hợp với:
Khi chẩn đoán Cryoglobulin máu, bác sĩ sẽ xem xét một số yếu tố bao gồm tiền sử bệnh chi tiết và khám thực thể, cũng như:
Theo khuyến nghị của các bác sĩ chuyên khoa, những người mắc chứng Cryoglobulin máu thì nên hạn chế làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường lạnh. Mục tiêu điều trị bệnh là hạn chế sự kết tủa của cryoglobulin và viêm, điều trị các bệnh lý đi kèm (như viêm gan C) và ngăn ngừa tái phát.
Kế hoạch và phác đồ điều trị Cryoglobulinemia sẽ được điều chỉnh tùy theo loại bệnh, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân không có triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi chặt chẽ mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị tổn thương thận hoặc thần kinh, sẽ cần có phác đồ điều trị cụ thể. Những người có triệu chứng đau khớp và mệt mỏi có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)...
Bên cạnh đó, liệu pháp thay huyết tương cũng được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể nắm được thông tin về chứng bệnh Cryoglobulinemia. Nếu bạn nghi ngờ mình có các triệu chứng trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để họ có phương pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm: Máu toàn phần là gì? Được sử dụng trong trường hợp nào?
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.