Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Những điều cần biết về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương

Ngày 10/05/2023
Kích thước chữ

Huyết áp là một chỉ số đơn giản nhưng quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Để hiểu về tình trạng sức khỏe của mình và duy trì mức huyết áp tốt, chúng ta cần hiểu về hai thành phần cơ bản của chỉ số huyết áp đó là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của mình và áp dụng những biện pháp phòng ngừa và điều trị khi cần thiết. Mời bạn đọc đón xem!

Huyết áp tâm thu là gì?

Áp lực của dòng máu trong động mạch được tạo ra bởi lực co bóp của tim và sức cản của động mạch, áp lực này được biểu thị bởi chỉ số huyết áp. Thông thường, khi đo huyết áp với máy điện tử, chúng ta sẽ thu được hai chỉ số là huyết áp tâm thu (tối đa) và huyết áp tâm trương (tối thiểu). 

Huyết áp tâm thu là áp lực của dòng máu lên lòng mạch trong thời kỳ tâm thu - là thời điểm tim co bóp để đẩy máu ra ngoài. Đây là thời điểm áp lực máu lên lòng mạch cao nhất trong một chu kỳ tim. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức huyết áp tâm thu bình thường dao động trong khoảng 90 - 140 mmHg, tuy nhiên, giá trị này có thể thay đổi tùy theo chủng tộc, giới tính, tôn giáo và cơ địa của mỗi người. 

Ví dụ, khi một người có huyết áp tâm thu là 120 mmHg, điều này có nghĩa là áp lực máu đẩy vào lòng mạch của dòng máu là 120 mmHg trong không khí và 880 mmHg trong chân không (do áp suất không khí ở mức 760 mmHg).

Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương (diastole) được định nghĩa là áp lực trong thời kỳ tim giãn để chuẩn bị cho chu kỳ tim co bóp tiếp theo. Trong thời kỳ này, áp lực lên lòng mạch tăng lên đến mức tối đa, sau đó giảm dần tới mức huyết áp tâm trương - thấp nhất trong một chu kỳ tim. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mức huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ trên 60 đến dưới 90 mmHg. Để đảm bảo quá trình trao đổi chất giữa mạch máu và các mô cơ quan được ổn định tốt nhất, mức huyết áp tâm trương cần được duy trì thấp hơn tâm thu khoảng 30 mmHg.

Những điều cần biết về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương 1
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là gì?

Ý nghĩa của chỉ số huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu

Các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của các cơ quan quan trọng như tim, não và thận, cũng như toàn bộ cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mức huyết áp sau cần được lưu ý:

  • Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 90 đến 140 mmHg và huyết áp tâm trương nằm trong khoảng từ 60 đến 90 mmHg sẽ được xem là khoảng giá trị bình thường của huyết áp.
  • Huyết áp thấp được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.
  • Tình trạng tăng huyết áp được chẩn đoán nếu huyết áp tâm thu đo được từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
  • Khi tăng huyết áp và huyết áp thấp có thể làm tăng hoặc giảm cả huyết áp tâm trương và tâm thu nhưng vẫn có trường hợp tăng không đồng đều
Những điều cần biết về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương 2
Các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe

Khi huyết áp tâm thu cao hơn tâm trương

Khi chỉ số tự đo huyết áp tại nhà của bạn cao hơn 135/85 mmHg, có nghĩa là chỉ số huyết áp tâm thu (sys) là 135 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương (dia) là 85 mmHg, bạn có thể mắc bệnh tăng huyết áp. Để chẩn đoán và điều trị, bạn nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm. Nếu chỉ số huyết áp tăng liên tục ít nhất 3 lần mỗi ngày trong vòng 3 tuần và luôn nằm trong khoảng tăng huyết áp, thì mới có thể khẳng định bạn mắc bệnh tăng huyết áp. 

Tuy nhiên, đôi khi chỉ cần một trong hai chỉ số như huyết áp tâm thu tăng đơn độc hoặc tâm trương vượt quá giới hạn trên cũng đủ để bạn cần phải đến ngay các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương

Huyết áp tâm thu nhỏ hơn huyết áp tâm trương là khi chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn mức bình thường (<90 mmHg) hoặc thấp hơn khoảng 40 mmHg so với mức huyết áp tâm thu bình thường của bạn. Ví dụ, nếu huyết áp tâm thu bình thường của bạn là 140 mmHg, nhưng hôm nay bạn chỉ đo được <100 mmHg, đó được coi là tình trạng hạ huyết áp và bạn cần đến trung tâm y tế để được hỗ trợ ngay lập tức.

Nhiều người hiện nay chủ quan nghĩ rằng chỉ bệnh huyết áp cao mới nguy hiểm, nhưng họ không biết rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra tử vong và nhiều biến chứng khác, bao gồm bệnh tim, đau đầu, đau ngực, bệnh phổi, suy thận… Do đó, bạn cần chú ý đến các triệu chứng của huyết áp thấp và thường xuyên kiểm tra huyết áp của mình để phát hiện và điều trị kịp thời.

Biện pháp cần lưu ý giúp ổn định huyết áp tâm thu và tâm trương

Để duy trì huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ổn định, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây:

  • Thường xuyên tập thể dục vừa sức, để cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và đốt cháy năng lượng dư thừa trong cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh để cung cấp đầy đủ chất xơ, nước và vitamin cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru, đồng thời giảm tiêu thụ các chất giàu năng lượng và giúp giảm cân.
  • Sử dụng hoa quả thường xuyên và hợp lý để cung cấp nhiều vitamin, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ sức khỏe.
  • Duy trì lối sống lành mạnh và điều độ, hãy để cơ thể bạn có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá nặng.
  • Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác để duy trì một lối sống lành mạnh.
  • Theo dõi huyết áp định kỳ: Để đo huyết áp chính xác và phát hiện đúng tình trạng của cơ thể, cần lấy nhiều chỉ số huyết áp trong nhiều ngày và thời điểm khác nhau. Ngoài ra, cần đo huyết áp sau khi ngồi nghỉ ít nhất 15 phút, trong môi trường yên tĩnh, không lo lắng hay căng thẳng và không sử dụng cà phê hay thuốc lá.
Những điều cần biết về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương 3
Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ổn định huyết áp

Những thông tin trên hy vọng đã cung cấp đầy đủ các kiến thức hữu ích liên quan đến các chỉ số huyết áp và các cách giúp duy trì mức ổn định của chúng. Hãy xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sống điều độ ngay từ bây giờ để duy trì chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương luôn ở mức bình thường nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.