Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loạn thị ngày càng trở nên phổ biến hiện nay do có thể sớm phát hiện bệnh lý này. Kính loạn thị có thể giúp người có tật loạn thị nhìn rõ nét hơn, đỡ mỏi mắt và khó chịu. Vậy, kính loạn thị là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm những điều cần biết về kính loạn thị qua bài viết dưới đây.
Với vô số vấn đề về mắt mà mọi người phải đối mặt ngày nay, loạn thị là một trong những vấn đề phổ biến nhất. Đó là dị tật của mắt xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng không đều, có thể gây mờ, giảm thị lực. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát dễ dàng bằng kính mắt phù hợp. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về tật loạn thị và cách chọn kính phù hợp nhất cho tình trạng này nhé.
Để mắt có thể nhìn được rõ, ánh sáng phải hội tụ ở một điểm trên võng mạc của mắt. Khi ánh sáng không hội tụ ở võng mạc, thì chúng ta không nhìn được rõ. Tình trạng này gọi là tật khúc xạ. Một mắt có tật khúc xạ nếu có kích thước và hình dạng không đúng so với bình thường. Có 4 loại tật khúc xạ chính: Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị. Một người có tật khúc xạ sẽ cần đeo kính để có thể nhìn rõ nét và dễ chịu hơn.
Loạn thị là khi giác mạc và/hoặc thể thủy tinh có hình bầu dục, giống như một quả trứng hoặc quả bóng bầu dục chứ không phải hình tròn như quả bóng của mắt bình thường, mắt viễn thị hoặc cận thị. Mặt khúc xạ hình cầu giống như một quả bóng tròn, tức là độ cong giống nhau ở tất cả các kinh tuyến trên bề mặt. Trong loạn thị, các mặt khúc xạ của một mắt loạn thị giống như bề mặt của quả bóng bầu dục. Do đó, mắt loạn thị có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau, làm ảnh của một điểm qua hệ quang học này không phải là một điểm mà là một đường thẳng.
Về lý thuyết, không có mắt nào là hoàn toàn không loạn thị, nhưng trong thực tế, người ta gọi là loạn thị khi có rối loạn chức năng thị giác, là khi mà người bệnh nhận thức được rằng có rối loạn về thị giác của mình.
Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 1/3 dân số bị loạn thị. Loạn thị nhẹ có thể không gây triệu chứng gì, nhưng loạn thị nặng có thể gây:
Tương ứng với 4 tật khúc xạ chính thì có 4 loại mắt kính phù hợp để hỗ trợ. Các loại kính này đều có cấu trúc khác nhau.
Mắt cận thị ở trạng thái nghỉ có mặt phẳng tiêu nằm trước võng mạc do đó khi nhìn vật ở vô cực thì ảnh của vật ở trước võng mạc. Điểm cực viễn của mắt cận thị gần hơn so với mắt bình thường. Để sửa tật cận thị, phải dùng thấu kính mỏng phân kỳ làm dụng cụ bổ trợ.
Ở trạng thái nghỉ mắt viễn thị có mặt phẳng tiêu nằm sau võng mạc nên nhìn vật mà không điều tiết thì ảnh của vật sẽ hiện ở sau võng mạc. Khi đưa vật lại gần thì ảnh càng lùi xa võng mạc. Muốn sửa tật viễn thị phải dùng thấu kính mỏng hội tụ bổ trợ, thấu kính này sẽ làm tăng độ tụ của mắt, làm cho ảnh hiện lên trên võng mạc.
Khả năng điều tiết của mắt người già kém hơn mắt bình thường, mắt người già có cận điểm xa hơn và không nhìn rõ vật ở gần. Để khắc phục, người có mắt lão thị cần phải dùng thêm hai thấu kính mỏng hội tụ bổ trợ, độ tụ tổng cộng không quá 3.5 diop. Một thấu kính có độ tụ lớn để nhìn gần, một thấu kính có độ hội tụ nhỏ hơn để nhìn xa.
Loạn thị có độ tụ không đều theo mọi phương do các mặt cầu khúc xạ trong mắt không phải hình cầu. Do đó, ảnh của vật hiện trên võng mạc là ảnh nhòe. Đối với loạn thị không đều, tức là độ cong của mặt cầu khúc xạ thay đổi không bất kỳ theo mọi phương, thì cần dùng chất dẻo trong suốt có chiết suất như thủy tinh thể dán vào giác mạc. Mắt loạn cận đơn không theo quy tắc, cần đeo một thấu kính trụ phân kỳ có trục nằm ngang. Mắt có tật loạn hỗn hợp không theo quy tắc, có thể dùng thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp để đưa về trường hợp loạn cận đơn không theo quy tắc, sau đó dùng một thấu kính trụ phân kỳ có độ tụ thích hợp, trục thẳng đứng để sửa tật loạn cận đơn.
Mức độ loạn thị được phân chia như sau:
Đối với loạn thị thì sự rối loạn về thị giác rất khác nhau tùy từng người, nhất là ở người trẻ, loạn thị +1D hay +2D đôi khi không cảm thấy gì và thị lực hoàn toàn bình thường.
Nếu loạn thị nhẹ không gây ra các triệu chứng như nhìn mờ, mỏi mắt, đau đầu, khô mắt thì việc đeo kính là không cần thiết. Ngược lại, nếu loạn thị gây ra các khó chịu như trên thì kể cả loạn thị mức độ nhẹ cũng nên được đeo kính. Việc đeo kính giúp cho mắt đỡ mỏi, nhìn rõ nét hơn và giảm khó chịu cho người bệnh, tránh mắt tiến triển thành nhược thị.
Giá kính loạn thị không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tùy thuộc vào phòng khám bạn thăm khám. Các yếu tố ảnh hưởng lên giá kính bao gồm:
Nên lưu ý những điều sau khi đi khám mắt:
Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các bạn đọc về tật loạn thị và những điều cần biết về kính loạn thị. Từ đó, giúp mọi người có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.