Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những loài côn trùng gây bệnh nguy hiểm cho cơ thể cần phải đề phòng

Ngày 13/01/2024
Kích thước chữ

Là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau… còn có một số loài côn trùng gây bệnh nguy hiểm cho con người cần phải đề phòng.

Các loại côn trùng gây hại như: Kiến, gián, ruồi, muỗi… rất phổ biến và gây nhiều phiền toái cho cuộc sống con người. Mặt khác, khi chúng xuất hiện với số lượng lớn còn có khả năng lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm như: Sốt rét, sốt xuất huyết, kiết lỵ, tiêu chảy… cho con người và động vật.

Những loại côn trùng gây bệnh nguy hiểm cần phải đề phòng

Muỗi

Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại nguy hiểm nhất thế giới. Chúng còn là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người cũng như giữa người và động vật. Muỗi là loài vật chủ trung gian, hút máu mang theo virus, ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh khác từ người bệnh lây lan cho người, động vật bị chúng hút máu tiếp theo. Các loại bệnh mà loài muỗi gây ra cho con người đều rất nguy hiểm.

Những loài côn trùng gây bệnh nguy hiểm cần phải đề phòng
Muỗi là một trong những loại côn trùng gây bệnh rất nguy hiểm

Muỗi Anopheles là loài nguy hiểm nhất trong các loài muỗi có khả năng lây truyền các bệnh như: Viêm não Nhật Bản, sốt rét và sốt xuất huyết... Những bệnh này đều có thể dẫn đến tử vong và các biến chứng nguy hiểm khác.

Bọ chét

Bọ chét là côn trùng gây bệnh ký sinh, sống trên da của các loài động vật có vú như: Mèo, chó, chuột và cả người. Người bị loại côn trùng này cắn sẽ gặp phải cảm giác đau nhức, ngứa và khó chịu. Sau đó, trên da sẽ nổi mẩn đỏ và một số trường hợp có thể xuất hiện triệu chứng sốt.

Bên cạnh đó, bọ chét sống ký sinh trên các loài gặm nhấm, đặc biệt là loài bọ chét chuột Xenopsylla cheopis còn giữ vai trò là vector của bệnh dịch hạch, nhiễm sán dây, sốt phát ban chuột trong đó nguy hiểm nhất là bệnh dịch hạch.

Gián

Gián là loài côn trùng xuất hiện trong rất nhiều ngôi nhà, đặc biệt là những khu vực hay góc khuất dơ bẩn. Tuy không phải là tác nhân gây bệnh nhưng gián lại là trung gian truyền và phát tán một số bệnh lý nguy hiểm. Chúng thường mang các mầm bệnh và vi khuẩn dính vào đồ dùng, thức ăn trong nhà. Khi chúng ta tiếp xúc với những đồ vật hoặc ăn phải các thức ăn này thì có thể mắc các bệnh như: Tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, dịch hạch, phong, thương hàn… Những bệnh này nếu không được xử trí kịp thời thì có thể gây tử vong.

Những loài côn trùng gây bệnh nguy hiểm cần phải đề phòng 1
Gián là loại con trùng gây bệnh: Tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, dịch hạch...

Không chỉ vậy, gián còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, viêm da, ngứa mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.

Ve chó, mèo, chấy, rận, mò

Ve chó, mèo, chấy, rận, mò thường chui vào các hốc như: Mũi hoặc tai để hút máu, đặc biệt gặp phải nhiều nhất ở trẻ em. Ngoài ra, chúng còn là trung gian gây bệnh Rickettsia sốt phát ban do vi khuẩn Rickettsia prowazekii gây ra lây qua đường chấy rận cắn. Bệnh này thường xuất hiện ở các khu vực có mật độ dân số cao, vệ sinh kém cùng những điều kiện thúc đẩy sự lây lan của chấy rận.

Bọ xít hút máu người

Bọ xít hút máu người bằng một cây kim dài và chắc khỏe, chúng ưa thích hút máu ở vị trí môi và mắt. Khi đốt người, loài côn trùng gây bệnh này có thể truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây bệnh Chagas, khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.

Phương thức truyền bệnh

Phần lớn côn trùng gây bệnh có khả năng chích hút máu người, tuy nhiên phương thức chúng lây truyền bệnh rất đa dạng, bao gồm:

  • Truyền qua nước bọt: Khi côn trùng chích hút máu người, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có thể truyền vào cơ thể chúng ta thông qua nước bọt chúng tiết ra. Đây là cách mà một số chúng truyền các bệnh như: Sốt rét, sốt mò, bệnh Chagas...
  • Truyền qua chất bài tiết: Chất bài tiết này tiếp xúc với da người và tấn công vào cơ thể thông qua những vết xước ở da. Các tác nhân gây bệnh thường gặp gồm: Pediculus truyền bệnh sốt hồi quy do chấy rận, Triatoma truyền bệnh Chagas…
  • Truyền qua dịch coxa: Khi ve chích hút máu, dịch chứa mầm bệnh từ tuyến coxa có thể và truyền vào cơ thể người. Tuyến coxa ở vùng bẹn một số loại ve mềm chứa nhiều xoắn khuẩn gây sốt hồi quy.
  • Phóng thích mầm bệnh trên da: Khi muỗi đốt và đậu trên da người cũng có thể phóng thích mầm bệnh và lây truyền giun chỉ.
  • Do tiết túc bị dập nát: Như chấy rận truyền Rickettsia.
Những loài côn trùng gây bệnh nguy hiểm cần phải đề phòng 2
Phương thức truyền bệnh phổ biến của côn trùng gây bệnh đó là thông qua tuyến nước bọt

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh do côn trùng gây ra

Tùy thuộc loại côn trùng gây bệnh cắn đốt, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác nhau, phổ biến là:

  • Sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Buồn nôn;
  • Đau bụng;
  • Phát ban trên da;
  • Đau đầu;
  • Đau cơ bắp.

Nếu để bệnh tiến triển, các triệu chứng nghiêm trọng cùng phản ứng dị ứng có thể xuất hiện bao gồm:

  • Khó thở;
  • Tức ngực;
  • Nhịp tim nhanh kéo dài đến hơn vài phút;
  • Sưng phù họng;
  • Sưng môi, lưỡi hoặc mặt;
  • Chóng mặt;
  • Nôn mửa.

Các biện pháp phòng chống côn trùng gây bệnh

Để kiểm soát các loài côn trùng gây bệnh, về nguyên tắc cần phải:

  • Căn cứ theo điều kiện sống của côn trùng và đặc thù môi trường để lựa chọn các biện pháp diệt phòng hiệu quả, thích hợp.
  • Duy trì diệt phòng côn trùng định kỳ, thường xuyên.
  • Kết hợp truyền thông, giáo dục và cần có sự phối hợp của cộng đồng.

Có thể tiến hành phòng và diệt côn trùng gây bệnh bằng các phương pháp như:

  • Phương pháp cơ học: Bắt, tiêu diệt và cải tạo môi trường. Phương pháp này mang tính chủ động, không gây ô nhiễm và có hiệu quả bền vững nhưng đòi hỏi thời gian và có sự tham gia của cộng đồng.
  • Phương pháp hóa học: Hiệu lực cao, có tác dụng nhanh và triển khai được trên diện rộng. Tuy nhiên phương pháp này thường gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ côn trùng có thể kháng hóa chất.
  • Phương pháp sinh học: Sử dụng virus hay vi khuẩn gây bệnh cho tiết túc, sử dụng thiên địch, động vật ăn mồi tiêu diệt côn trùng gây bệnh. Phương pháp này không độc với người và gia súc, không gây ô nhiễm nhưng hiệu lực thường chưa cao.
  • Phương pháp di truyền học: Hạn chế hoặc làm mất khả năng sinh sản của côn trùng gây bệnh hoặc giảm khả năng truyền bệnh bằng cách thay đổi cấu trúc di truyền của chúng.
Những loài côn trùng gây bệnh nguy hiểm cần phải đề phòng 3
Chú ý thực hiện các phương pháp phòng chống côn trùng gây bệnh

Để giảm nguy cơ bị côn trùng truyền bệnh, bạn cần:

  • Tránh đến những khu vực um tùm, cỏ cao và bụi rậm. Nếu bắt buộc phải đến những khu vực này cần đội mũ, mặc quần dài, áo tay dài và mang tất cao.
  • Nên mặc quần áo sáng màu để dễ phát hiện côn trùng hơn, không mặc trang phục có nhiều màu sắc chói hay nổi bật.
  • Sử dụng tinh dầu đuổi côn trùng hoặc thuốc xịt côn trùng.
  • Kiểm tra da đầu và của bạn thường xuyên khi vận động ngoài trời nhằm phát hiện sớm nếu bị côn trùng đốt. Tắm rửa ngay sau khi về nhà bằng xà phòng.
  • Theo dõi, chú ý các thông báo về những đợt bùng phát dịch bệnh do côn trùng gây ra. Tránh đi du lịch đến các khu vực, địa phương đang bị dịch bệnh hoành hành.
  • Để côn trùng gây bệnh không có nơi trú ngụ, sinh sản hãy thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh khu vực sống và xung quanh, phát quang bụi rậm, tránh ứ đọng nước.
  • Khống chế sự xâm nhập của mầm bệnh từ côn trùng vào cơ thể bằng cách nằm mùng, xua đuổi, mặc quần áo, giữ vệ sinh cơ thể để tránh chấy rận.
  • Đối với bệnh dịch hạch, ngoài diệt bọ chét cần có kế hoạch tiêu diệt chuột bằng cách bẫy chuột, sử dụng keo dính chuột, thuốc chuột, nuôi mèo…

Côn trùng gây bệnh có khả năng lan truyền nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm cho con người và động vật thông qua tiếp xúc, vết cắn hay hút máu. Vì đây là loài động vật có số lượng lớn nên khả năng khiến một số bệnh bùng thành dịch, lây lan rất đáng quan ngại. Do đó, việc chủ động phòng bệnh vô cùng rất cần thiết.

Xem thêm: Côn trùng chui vào tai phải làm sao?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin