Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tía tô là một loại thảo mộc ăn được có nguồn gốc từ nhiều nước ở châu Á. Đây là loại thảo mộc phổ biến ở Việt Nam với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi sự phổ biến này, chúng ta càng phải quan tâm cách sử dụng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về những người nào không nên uống nước lá tía tô ở bài viết dưới đây nhé.
Trước khi tìm hiểu những người nào không nên uống nước lá tía tô, chúng ta sẽ điểm qua một số thông tin về lá tía tô.
Tía tô là một trong những loại gia vị quan trọng nhất trong ẩm thực châu Á. Trước khi được sử dụng để nấu ăn, nó được dùng làm nhiên liệu cho đèn dầu, nhưng do chi phí quá đắt nên không thể sử dụng thường xuyên. Hiện nay người ta đã chứng minh rằng loại thảo dược này có nhiều tác dụng hữu ích.
Tía tô là một loại cây thân thảo, cao từ 0,5 đến 1 mét, phân nhánh nhiều. Thân cây có màu tím hoặc xanh, có lông mịn. Lá tía tô mọc đối, hình trứng hoặc hình tim, mép có răng cưa. Mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới màu tím hoặc xanh tía. Hoa tía tô mọc thành chùm ở đầu cành, có màu trắng hoặc tím. Quả tía tô là loại quả bế, có màu nâu đen. Tía tô có thể được trồng bằng hạt hoặc bằng cành giâm. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt và đất phù sa.
Tía tô có 2 loại đó là loại có lá màu xanh và loại có lá màu tím. Thông thường, nó được sử dụng trong nấu ăn ở Nhật Bản và được gọi là shiso. Ở châu Á, dầu tía tô được sử dụng làm thuốc và tăng thêm hương vị cho các loại thực phẩm như kẹo và nước sốt.
Tía tô chứa đầy acid béo omega-3, lá được dùng để tạo hương vị cho đậu phụ. Lá tía tô được dùng làm đồ trang trí trong nhiều món ăn châu Á như súp, salad và sushi. Người dân địa phương luôn sử dụng tía tô với nhiều cách khác nhau. Lá được dùng làm rau, còn hạt được dùng làm dầu ăn tốt cho sức khỏe.
Lá tía tô là nguyên liệu đa năng có thể dùng trong cả món ngọt và món mặn. Lá có hương vị hơi giống bạc hà với chút hồi và thì là, khiến chúng trở nên hoàn hảo để thêm hương vị cho các món xào, súp và món hầm. Lá tía tô cũng có thể dùng để gói sushi hoặc thịt nướng.
Loại tía tô màu tím thường được sử dụng làm màu thực phẩm tự nhiên do màu sắc rực rỡ của nó. Khi được sử dụng trong món tráng miệng, lá sẽ tạo cho các món này có màu hoa oải hương tuyệt đẹp.
Ngoài công dụng trong ẩm thực, tía tô còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lá rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, giúp chúng có hiệu quả trong việc điều trị mọi thứ từ dị ứng đến khó tiêu.
Trên thực tế, có rất nhiều cách để sử dụng lá tía tô như đắp, xông, uống,... Trong đó, uống lá tía tô là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất. Dưới đây là một số lợi ích của việc uống nước lá tía tô:
Mặc dù không thể phủ nhận các lợi ích từ việc uống nước lá tía tô mang lại, nhưng không phải ai cũng có thể uống nước lá tía tô. Vậy những người nào không nên uống nước lá tía tô?
Với những lợi ích cho sức khoẻ như trên, việc nắm được những người nào không nên uống nước lá tía tô cũng rất quan trọng. Sau đây là những người không nên uống nước lá tía tô:
Ngoài ra, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước lá tía tô trong thời gian dài. Uống quá nhiều nước lá tía tô có thể gây ra các tác dụng phụ như:
Bên cạnh thắc mắc “Những người nào không nên uống nước lá tía tô?”, nhiều người cũng quan tâm đến cách làm nước lá tía tô.
Chuẩn bị:
Cách làm:
Có thể thêm một chút đường hoặc mật ong vào nước lá tía tô để dễ uống hơn.
Vậy thắc mắc “Những người nào không nên uống nước lá tía tô?” đã được giải đáp. Hy vọng bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.