Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói

Ngày 27/09/2021
Kích thước chữ

Bạn vừa ăn xong nhưng chẳng lâu sau đó lại thấy đói bụng cồn cào? Vậy nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đói bụng là phản ứng tự nhiên của cơ thể báo hiệu cần nạp thêm thức ăn. Thông thường, 3 đến 5 tiếng là khoảng thời gian lý tưởng giữa các bữa ăn.

Tuy nhiên, một số người vừa mới ăn xong đã cảm thấy đói. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống không hợp lý hay một số bệnh mãn tính.

Chế độ ăn uống không hợp lý hay một số bệnh mãn tính là nguyên nhân gây ra tình trạng đói bụng thường xuyênChế độ ăn không hợp lý hay một số bệnh mãn tính là nguyên nhân đói bụng thường xuyên

Bạn không nạp đủ lượng protein cần thiết trong ngày

Protein là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự thèm ăn, hoạt động bằng cách tăng sản xuất ra các hormone báo hiệu cảm giác no và giúp làm giảm nồng độ của các hormone tạo cảm giác đói. Vì vậy, mặc dù bạn ăn rất nhiều nhưng trong khẩu phần ăn không có đủ lượng protein cần thiết, bạn sẽ luôn cảm thấy đói.

Do đó bạn nên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt, cá, trứng, sữa, gia cầm hoặc các protein có trong thực vật như các loại đậu, hạt, đậu phụ và ngũ cốc nguyên hạt.

Mất ngủ, ngủ không đủ giấc

Ngủ đủ giấc và liên tục là yếu tố cần thiết để não và hệ miễn dịch được duy trì tốt và giúp làm giảm nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính như các bệnh về tim mạch hay ung thư.

Không những thế, ngủ đủ giấc còn giúp điều hòa nồng độ ghrelin, hormone tạo sự thèm ăn và duy trì nồng độ leptin, hormone tạo cảm giác no, Nhờ vậy, ngủ đủ giấc sẽ giúp kiểm soát sự thèm ăn, làm cho bạn có cảm giác no.

Ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế có nhiều trong bánh mì, mì ống, nước ngọt, kẹo. Vì đã qua xử lý và loại bỏ thành phần các chất xơ, vitamin, khoáng chất nên carbohydrate tinh chất được tiêu hóa rất nhanh, khiến bạn nhanh bị đói.

Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chưa qua tinh chế và có nhiều chất xơ như rau củ, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

Rau củ, trái cây là những thực phẩm chưa qua tinh chế và có nhiều chất xơ mà bạn nên ưu tiên sử dụngRau củ, trái cây là những thực phẩm chưa qua tinh chế và có nhiều chất xơ mà bạn nên ưu tiên sử dụng

Chế độ ăn thiếu chất béo

Chất béo giúp no lâu hơn do bạn sẽ mất nhiều thời gian để có thể tiêu hóa và lưu trữ chất béo trong dạ dày. Bên cạnh đó, chất béo cũng hỗ trợ thúc đẩy việc giải phóng các hormone gây no khác. Do đó, nếu bạn ăn hoài vẫn cảm thấy đói ngay sau đó có thể là do trong chế độ ăn ít chất béo. Vì vậy, hãy bổ sung vào khẩu phần ăn của mình các chất béo lành mạnh từ cá hồi, bơ, dầu ô liu, quả óc chó, hạt lanh, trứng, sữa chua...

Không uống đủ nước

Nước có tác dụng làm bạn nhanh no và giảm ham muốn thèm ăn khi uống nước trước bữa ăn. Bạn cần uống đủ nước mỗi ngày và ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều nước như trái cây, rau quả.

Chế độ ăn thiếu chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa của dạ dày vì vậy rất có ích trong việc kiểm soát cơn đói. Chất xơ hòa tan có công dụng cao hơn trong việc tạo cảm giác no so với những loại những loại chất xơ không hòa tan. Các thực phẩm có chứa chất xơ hòa tan có trong bột yến mạch, hạt lanh, khoai lang, cam.

Áp lực thường xuyên, trầm cảm

Tình trạng stress, căng thẳng khiến nồng độ cortisol, một loại hormone có khả năng thúc đẩy cơn đói tăng cao và làm cơ thể thèm ăn, phát sinh nhu cầu ăn uống. Do đó, những rối loạn về cảm xúc, stress, áp lực trong công việc và cuộc sống sẽ khiến bạn có xu hướng ăn nhiều và nhanh đói hơn.

Sử dụng đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn sẽ làm giảm các hormone leptin, hormone giúp giảm cơn thèm ăn. Do đó, nếu liên tục nếu sử dụng đồ uống có cồn với lượng quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy đói bụng.

Bị bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường khiến cơ thể ở trong tình trạng thiếu năng lượng, tạo cảm giác thèm ănBệnh đái tháo đường khiến cơ thể ở trong tình trạng thiếu năng lượng, tạo cảm giác thèm ăn

Bệnh đái tháo đường type 1 hay type 2 đều gây ra rối loạn chỉ số đường huyết và khiến cơ thể ở trong tình trạng thiếu năng lượng. Hạ đường huyết có thể khiến bạn thèm ăn, nhưng khi ăn quá nhiều hàm lượng đường huyết lại tăng vọt khó kiểm soát. Do đó, người bị bệnh đái tháo đường cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để ổn định lượng đường trong máu.

Bị bệnh cường giáp

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, mặc dù bạn ăn nhiều nhưng vẫn luôn thấy đói và sụt cân. Tuyến giáp giúp điều hòa nội tiết và các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, khi hoạt động trao đổi chất diễn với tốc độ quá nhanh, bạn có thể cảm thấy đói thường xuyên.

Uống nhiều thức uống chứa calo rỗng

Các thức uống dạng lỏng như sinh tố, nước ép hay súp sẽ dễ dàng đi qua dạ dày và khiến bạn nhanh có cảm giác đói. Những thực phẩm dạng lỏng cũng khiến bạn tốn ít thời gian để ăn hơn so với thực phẩm dạng rắn. Điều này làm cho cơ thể bạn cần nhiều thực phẩm hơn nữa.

Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần ăn kết hợp với uống một cách điều độ.

Nếu thi thoảng cảm thấy đói nhanh mặc dù mới ăn xong, bạn hãy kiểm tra lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên đến mức ăn uống mất kiểm soát thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và kịp thời điều trị nhé.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin