Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Say nắng dẫn đến tử vong đó là khi cơ thể tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Vậy, để ngăn ngừa nguy cơ xấu này có thể xảy ra thì bạn cần làm như thế nào?
Thời tiết nắng nóng trong những ngày hè là nguyên nhân khởi phát của các tình trạng như say nắng, say nóng, nhức đầu… Các tình trạng này nếu không được cứu chữa kịp thời, rất có thể sẽ để lại các di chứng thần kinh không thể phục hồi, thậm chí say nắng dẫn đến tử vong.
Thông thường, nhiệt độ của cơ thể luôn nằm trong khoảng từ 36,1 – 37,8 độ C. Tuy nhiên, khi bị gặp hiện tượng say nắng, say nóng, thân nhiệt cơ thể có thể tăng cao đến khoảng 39 – 40,5 độ C. Lúc này, cơ thể sẽ tự động kích hoạt cơ chế điều hòa thân nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi, giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37 độ C.
Việc mất nước do có chế điều hòa nhiệt độ này, làm cho cơ thể bị mất một lượng nước vô cùng lớn. Đi cùng với đó là sự rối loạn hoạt động của các cơ quan bên trong, vô tình cho cơ thể bị rơi vào trạng thái mặt đỏ, da khô, nhịp tim đập nhanh, huyết áp tụt dần. Từ đó sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đau nhói đầu, chóng mặt choáng váng, ngất xỉu, giảm khả năng nhận thức, hoặc bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê sâu.
Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ dễ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Phù phổi, suy thận cấp, rối loạn đông máu, mất trí nhớ, hạ đường huyết, rối… Một số trường hợp bệnh nhân say nắng nặng còn có thể bị xuất huyết não do thần kinh trung ương bị tổn thương bởi bức xạ của mặt trời. Hay thậm chí say nắng dẫn đến tử vong.
Tình trạng say nắng sẽ nặng hay nhẹ, tùy theo lượng nhiệt và thời gian hấp thụ của cơ thể. Ta có thể xác định mức độ say nắng qua 3 giai đoạn sau:
Khi hoạt động quá nhiều trong thời tiết nắng nóng, sẽ làm cho cơ thể bị mất nước và muối. Dẫn đến tình trạng co thắt cơ, hoặc bị chuột rút. Các vị trí co thắt cơ thường gặp khi bị say nắng như vị trí cổ, vai gáy, ngón tay, bắp chân và bàn chân. Tình trạng này sẽ tự động hết sau khoảng 24 đến 48 giờ.
Khi hoạt động trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao, sẽ dễ dẫn đến mất nước và kiệt sức. Khi đó, nhiệt độ cơ thể sẽ không ngừng tăng lên (khoảng hơn 38 đến 40 độ C). Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như: Đau đầu, sốt nhẹ, chóng mặt, buồn nôn, đau cơ…
Đây là giai đoạn nặng nhất trong ba giai đoạn say nắng. Bởi, nếu nằm trong giai đoạn này, thì nguy cơ say nắng dẫn đến tử vong sẽ rất cao. Cụ thể là khi nhiệt độ cơ thể đạt tới hoặc cao hơn 40 độ C.
Một số biểu hiện thường gặp ở giai đoạn này như: Co giật, tê liệt dây thần kinh, xuất huyết não, hoặc thậm chí là ngừng hoạt động của tim (hay còn gọi là hiện tượng chết lâm sàng).
Theo các chuyên gia, khi có người bị say nắng, bạn cần tiến hành sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân, trong lúc chờ nhân viên y tế đến hỗ trợ.
Ánh nắng mặt trời trong thời gian giao mùa, hoặc mùa hè sẽ có nguy cơ cao gây sốc nhiệt. Vì thế, bạn cần có các biện pháp bảo vệ trước khi ra đường hoặc hoạt động ngoài trời như:.
Các thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu được về mức độ nguy hiểm của hiện tượng say nắng. Say nắng dẫn đến tử vong là một trong những trường hợp phổ biến nhất hiện nay. Do vậy, hãy luôn luôn tìm hiểu thêm nhiều thông tin thiết yếu về tình trạng này nhé.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.