Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong vòng 10 năm gần đây, bệnh tay chân miệng ở trẻ em đã trở thành nỗi lo sợ của nhiều bậc cha mẹ. Nếu không biết cách nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể mang đến nhiều hậu quả, biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.
Nhưng liệu trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt thì có nghiêm trọng không? Đây là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề trên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin bổ ích về bệnh tay chân miệng giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và có câu trả cho vấn đề này.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra có thể lây từ người sang người và phát triển thành đại dịch tay chân miệng. Nguyên nhân chủ yếu do hai loại virus: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Bệnh truyền nhiễm chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ giọt bắn của nước bọt hay bọng nước hoặc phân của trẻ đã nhiễm bệnh. Vì vậy, cần chú ý đến các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo hay nơi trẻ chơi tập trung do có thể là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh và bùng thành các ổ dịch.
Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện hầu hết các tháng trong năm. Tuy nhiên, bệnh thường có xu hướng tăng cao khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bên cạnh đó, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ và đa số các trường hợp biến chứng nặng thường gặp ở Enterovirus 71 (EV71). Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng đã ghi nhận được:
Từ các biến chứng nghiêm trọng bệnh có thể dẫn đến, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh sớm để trẻ có thể nhận được sự can thiệp kịp thời, cũng như cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ, đóng vai trò rất quan trọng.
Những dấu hiệu này dường như là các đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Vì vậy, khi phụ huynh phát hiện các dấu hiệu này, phụ huynh cần đưa con em mình đến bệnh viện thăm khám để tránh các trường hợp biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở bé.
Bên cạnh thể cấp tính thường gặp, một số trường hợp trẻ bị bệnh tay chân miệng nhưng không sốt có thể xảy ra. Thể tối cấp (bệnh thường diễn tiến nhanh, có thể dẫn đến nguy kịch trong vòng 24 - 48 giờ) và thể không điển hình (bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ xuất hiện một trong số các triệu chứng được nên trên).
Để tránh chủ quan trong việc chăm sóc và điều trị trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ cần chú ý một số triệu chứng sau đây:
Bệnh thường khiến các bé quấy khóc nhiều hơn bình thường, đôi khi có thể liên tục kéo dài. Ban đêm bé chỉ ngủ rất ngắn (khoảng 15 - 20 phút) rồi lại thức dậy quấy khóc, thậm chí khóc cả đêm không ngủ. Một số trường hợp các bé khóc có thể do khó chịu vì các vết loét trong miệng hoặc ngứa ngáy trên da.
Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý đến khả năng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm có thể xảy ra do tay chân miệng thể tối cấp.
Đây là một triệu chứng khá phổ biến của bệnh khi bước vào giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên, nếu trẻ có triệu chứng nôn ói nhiều thì có thể báo hiệu bệnh nặng, tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.
Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến khác của biến chứng thần kinh do bệnh tay chân miệng. Triệu chứng có thể xảy ra khi trẻ đang thức chơi hoặc ngủ (thỉnh thoảng có tình trạng giơ hai tay lên). Phụ huynh cần đặc biệt chú ý quan sát đến tần suất giật mình ở trẻ có tăng theo thời gian không để kịp thời thông báo với bác sĩ và nhận được sự can thiệp.
Nếu trẻ bị tay chân miệng không sốt nhưng có tình trạng tiểu ít thì đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tay chân miệng thể nặng. Các tình trạng rối loạn huyết động, hạ huyết áp hay suy thận đều có thể biểu hiện bởi tình trạng kém bài tiết nước tiểu.
Phụ huynh nên chú ý quan sát tã hoặc thu thập nước tiểu của bé vào ly nhựa có vạch đo lường để có thể đánh giá lượng nước bài tiết hằng ngày khi trẻ mắc bệnh, từ đó can thiệp và xử lý kịp thời.
Tình trạng này có thể là dấu hiệu của suy tuần hoàn hoặc các biến chứng hô hấp. Triệu chứng khó thở của trẻ bị bệnh tay chân miệng thường biểu hiện qua sự co rút cơ hô hấp ở mũi hay cánh mũi phập phồng, thở khó nhọc và nhịp thở nhanh hơn bình thường,...
Đây là một trong những dấu hiệu cần thận trọng vì cảnh báo các nguy cơ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng ở não và tim mạch như: Viêm não, hạ huyết áp,...
Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi và phát hiện sớm các biểu hiện ngủ gà, bứt rứt, loạng choạng,... để đưa trẻ đến cơ sở chăm sóc y tế kịp thời.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng ngừa nên bác sĩ thường kê đơn paracetamol hoặc ibuprofen nhằm giúp giảm đau, hạ sốt cho trẻ.
Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé do bé đang có các vết loét trong miệng dẫn đến biếng ăn. Dưới đây là một số gợi ý cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay, chân, miệng, cụ thể:
Lưu ý: Phụ huynh nên xay nhuyễn thức ăn hoặc nấu mềm và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp trẻ dễ hấp thu. Ngoài ra, không nên dùng các loại thìa/muỗng cứng khi cho trẻ ăn do có thể làm đau bé bởi các vết loét trong miệng. Bên cạnh đó, để đề phòng suy dinh dưỡng nên cho trẻ ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết, tránh kiêng khem và bệnh nhi cũng cần súc miệng thật sạch sau khi ăn.
Hi vọng những thông tin được cung cấp trên đây đã giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt, từ đó có thể phát hiện nhanh chóng các biểu hiện và đưa trẻ thăm khám.
Xem thêm: Điều trị bệnh chân tay miệng uống thuốc gì?
Gia Bảo
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.