Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những thông tin cần biết về tình trạng thiếu máu ở trẻ em

Ngày 30/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu máu ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới. Với tình trạng này, trẻ em sẽ thiếu các chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng để phát triển một cách bình thường.

Thiếu máu ở trẻ là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Tình trạng thiếu máu ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần biết về tình trạng này.

Thiếu máu ở trẻ em là gì?

Thiếu máu ở trẻ em còn được gọi là thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em, là tình trạng khi máu không có đủ sắt để sản xuất đủ hồng cầu - các tế bào máu có chức năng chuyển oxy đến các cơ quan và mô trong cơ thể. 

thieu-mau-o-tre-em 1.jpg
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ em

Khi trẻ bị thiếu máu sắt, lượng oxy cung cấp cho các cơ quan và mô trong cơ thể sẽ bị giảm, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Thiếu máu sắt là tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ em đang phát triển nhanh, trong thời kỳ từ 6 tháng đến 3 tuổi.

Những nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ

Để điều trị bệnh hiệu quả, việc tìm hiểu được nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em là điều mà ba mẹ không nên bỏ qua.

Tuỷ xương bị biến dạng

Tuỷ xương là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu. Do vậy, khi tủy xương bị biến dạng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất ra hồng cầu từ đó gây ra thiếu máu ở trẻ. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ không hợp lý

Việc cung cấp đầy đủ sắt, axit folic hay vitamin B12 là những dưỡng chất vô cùng cần thiết trong quá trình sản xuất và tạo ra hồng cầu. Chính vì vậy, nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ bị thiếu hụt các chất này rất dễ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng gây thiếu máu ở trẻ em.

thieu-mau-o-tre-em 2.jpg
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em

Bị mất máu quá nhiều

Cơ thể bị mất máu quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu ở trẻ. Tình trạng này có thể diễn tiến nhẹ hoặc nặng phụ thuộc vào mức độ mất máu của trẻ. Tình trạng mất máu có thể xảy ra do chấn thương, chảy máu cam, nhiễm giun móc, xuất huyết, loét dạ dày,…

Hình dạng của hồng cầu bị thay đổi bất thường

Hồng cầu có hình dạng đĩa lõm vào hai mặt để có thể linh hoạt đi qua các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Khi hồng cầu bị thay đổi về hình dạng là nguyên nhân gây cản trở trong việc di chuyển trong mạch máu từ đó dẫn đến thiếu máu.

Do bệnh lý

Có một số căn bệnh có thể gây ra tình trạng thiếu máu ở trẻ là nhiễm độc chì, tan máu tự miễn hay màng hồng cầu,… Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ em phù hợp.

Thiếu máu ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Tuỳ vào mức độ thiếu máu ở trẻ mà cơ thể trẻ sẽ gặp phải những ảnh hưởng nhất định thậm chí có thể gây nguy hại đến tính mạng. Một số ảnh hưởng từ tình trạng thiếu máu ở trẻ có thể kể đến như:

Ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ

Tình trạng thiếu máu là nguyên nhân gây cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể của trẻ. Đây cùng là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể. Điều này sẽ khiến cho cơ thể của trẻ bị đuối sức lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng. 

thieu-mau-o-tre-em 3.jpg
Thiếu máu có thể khiến cơ thể của trẻ bị đuối sức

Bên cạnh đó, thiếu máu ở trẻ em còn là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân, béo phì và làm hạn chế sự phát triển về mặt thể chất. Đặc biệt, tình trạng này còn gây suy giảm sức đề kháng khiến trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy,…

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Tình trạng thiếu máu khiến não bộ không nhận được lượng oxy cần thiết. Tình trạng này sẽ gây ra những tác động không tốt cho hệ thần kinh của trẻ với các triệu chứng như: Đau đầu thường xuyên, ù tai, chóng mặt, trẻ rất khó tập trung, mau quên và dễ ngủ gật, trí nhớ và khả năng tư duy, nhận thức bị suy giảm.

Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Khi bị thiếu máu, tim phải hoạt động co bóp nhiều hơn so với bình thường để có thể đưa máu đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, còn khiến cho tế bào cơ tim không đủ lượng máu cần thiết để duy trì được sự phát triển. Chính những điều này đã gây ra nhiều tác động xấu đến hệ tim mạch. Thậm chí, nếu để lâu còn khiến cho trẻ bị suy tim, rối loạn nhịp tim,… 

Làm thế nào có thể phòng tránh bệnh thiếu máu cho trẻ?

Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, để phòng tránh tình trạng này ba mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng người thiếu máu ăn gì, từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung cho trẻ các dưỡng chất cần thiết như vitamin B19, chất sắt, vitamin C,… Đồng thời xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ đầy đủ các loại thực phẩm như tôm, cá, cua, thịt đỏ, gan, ngũ cốc, đậu đỗ, rau xanh và trái cây,…

Trẻ bị thiếu máu nên cho trẻ dưới 2 tuổi uống thêm viên sắt hoặc thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu theo chỉ định của bác sĩ và cho trẻ bú sữa mẹ và kéo dài ít nhất là 6 tháng đầu đời. Đồng thời ba mẹ cần tẩy giun sán định kỳ cho trẻ bởi vì, giun sán là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiếu máu ở trẻ.

Những thông tin cần biết về tình trạng thiếu máu ở trẻ em 4
Cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các dưỡng chất

Có thể thấy thiếu máu ở trẻ em là một tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do vậy nếu phát hiện trẻ bị thiếu máu, cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời để tránh các tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời bố mẹ cần chú ý đến việc cung cấp cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, giúp trẻ phát triển tốt và có sức khỏe tốt nhất.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm