Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người khi nói chuyện thường có cảm thấy bị hụt hơi mà không rõ nguyên nhân do đâu. Trên thực tế, nói chuyện bị hụt hơi có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang mắc phải một số bệnh lý.
Vậy nói chuyện bị hụt hơi là bệnh gì? Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn hãy tham khảo phần nội dung dưới bài viết sau.
Khi nói chuyện hay bị hụt hơi, bạn nên hết sức lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
Khi mắc phải căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đường thở của bệnh nhân sẽ bị thu hẹp lại hoặc cũng có thể xảy ra tình trạng bị co thắt dẫn đến chứng khó thở, hụt hơi. Bệnh nhân có thể bị hụt hơi, khó thở ngay cả khi không lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi hay làm việc quá sức.
Không chỉ vậy, bệnh nhân có thể đối mặt với một số triệu chứng khác như thở khò khè, ho có đờm, ho liên tục, nặng tức vùng ngực. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nhất đó là người thường xuyên hút thuốc lá, người cao tuổi. Khi nhận thấy có triệu chứng thở hụt hơi cùng với một số triệu chứng nghi ngờ khác của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh nhân nên đi khám để các bác sĩ chẩn đoán cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc phản vệ đó là khi cơ thể gặp phải một số tác nhân gây dị ứng xâm nhập, đặc biệt là phản ứng dị ứng với một số loại thuốc hay nọc độc từ một số loại côn trùng. Khi cơ thể bị sốc phản vệ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị hụt hơi, khó thở, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, tiêu chảy, buồn nôn.
Nói chuyện bị hụt hơi là bệnh gì? Viêm phổi cũng là một trong số những bệnh lý gây nên tình trạng nói chuyện bị hụt hơi. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi là do một số loại virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công và khiến cho phổi bị nhiễm trùng. Khi virus, vi khuẩn xâm nhập từ vài ngày đến vài tuần thì người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường như thở hụt hơi, khó thở. Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là tình trạng viêm nhiễm phổi khiến cho những túi khí ở phổi bị lấp đầy. Khi ấy, đường thở sẽ hẹp hơn, sưng hơn và khiến cho bệnh nhân bị khó thở. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như ho, sốt, nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, ăn không ngon…
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến phổi thì chứng đang nói chuyện bị hụt hơi cũng có thể là do các bệnh lý về tim mạch gây ra, trong đó điển hình nhất là tình trạng suy tim. Do tim và phổi có mối liên quan rất mật thiết với nhau nên khi tim gặp phải các vấn đề bất thường thì chức năng và hoạt động của phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Không những vậy, khi tim bị cản trở khả năng bơm máu thì cơ thể bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong hoạt động hô hấp. Bên cạnh triệu chứng khó thở, hụt hơi, bệnh nhân còn bị đau tim, đau tức vùng ngực… Đối với các trường hợp này, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Để khắc phục chứng nói chuyện bị hụt hơi, bệnh nhân có thể thực hiện các cách sau:
Trong trường hợp bệnh nhân có bệnh và điều trị bằng các loại thuốc thì nên tuân theo hướng dẫn chỉ định của các bác sĩ. Bệnh nhân nên uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ và thường xuyên tái khám để theo dõi diễn biến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng nói chuyện bị hụt hơi. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.