Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên phản ánh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Bên cạnh những cơn đau bụng kinh và đau lưng trong ngày đèn đỏ, nhiều chị em còn phải đối mặt với vấn đề thân nhiệt tăng cao gây mệt mỏi và khó chịu vô cùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin cũng như hướng dẫn cách ngăn ngừa hiệu quả tình trạng nóng sốt khi hành kinh này.
Có rất nhiều sự biến đổi sức khỏe ở nữ giới trong những ngày kinh nguyệt của chu kỳ kinh nguyệt điển hình như: Đau bụng kinh, sống lưng tê mỏi, da mặt trở nên sần sùi, hệ tiêu hóa bất ổn và cả hiện tượng nóng sốt khi hành kinh.
Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể bao gồm cả hiện tượng nóng sốt khi hành kinh là một phần của hội chứng tiền kinh nguyệt. Tình trạng này xuất hiện ở đa phần các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuỳ theo thể chất mà mỗi chị em đều sẽ có các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác nhau. Hội chứng này bao gồm các triệu chứng về thể chất và cảm xúc bao gồm:
Tuy là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng ở một số người, hội chứng tiền kinh nguyệt lại là nỗi ám ảnh hàng tháng, gây ra cảm giác khó chịu và lo sợ vô cùng.
Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ là tình trạng thường xảy ra với nhiều phụ nữ trong thời kỳ đèn đỏ. Tuy nhiên, một số người có thể trải qua những biểu hiện nặng hơn, bao gồm sốt nhẹ. Lý do chính là khi có kinh nguyệt, đặc biệt là khi có lượng máu kinh lớn, cơ thể mất nước nhanh chóng. Điều này có thể xảy ra do nỗi lo sợ của một số người về việc uống nước khi có kinh, dẫn đến ít tiêu thụ nước hơn. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng uống đủ nước trong thời kỳ kinh nguyệt có thể giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt.
Bên cạnh đó, có một hiểu lầm phổ biến là trong trường hợp chảy máu cấp (tình trạng máu khó đông), người bệnh cần hạn chế uống nước để ngăn chặn việc mất thêm máu. Tuy nhiên, trong trường hợp hành kinh, nguyên nhân của việc mất nước không phải là do máu không đông, mà là do các thay đổi nội tiết tự nhiên trong cơ thể. Do đó, việc uống đủ nước là quan trọng để giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nhiệt độ.
Đau bụng kinh bị sốt có đáng lo? Một số trường hợp đau bụng kinh kèm sốt kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng và không nên xem thường bao gồm:
U xơ tử cung là một khối u lành tính và thường ít gây ra các biến chứng ung thư. Khối u này có thể teo nhỏ sau khi sinh con hoặc khi nữ giới vào giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, u xơ tử cung có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm nếu xảy ra trong độ tuổi sinh sản, bao gồm: Khó thụ thai, đau bụng, táo bón và đại tiện có máu…
Nếu đau bụng kinh là do viêm vòi trứng thì trong giai đoạn trứng rụng, trứng sẽ khó di chuyển qua vòi trứng hơn. Bệnh này thường bắt nguồn từ u nang buồng trứng hoặc các một số vấn đề viêm nhiễm khác.
Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng khi tế bào ung thư phát triển, có thể gây ra đau vùng chậu, sưng phù chân tay, chảy máu âm đạo, sốt cao và các triệu chứng khác. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào vừa kể, bạn nên thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
Trong tử cung có các lớp mô có tên gọi là nội mạc tử cung. Khi đến kỳ kinh nguyệt hàng tháng, các mô này sẽ bong tróc và được cơ thể đẩy ra ngoài cùng máu kinh. Nhưng có một số tác động khiến những mô này đi ngược vào trong bụng, ruột, trực tràng hay buồng trứng. Một số phụ nữ khi mắc căn bệnh này không thấy triệu chứng khác lạ, nhưng cũng có những trường hợp phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh nghiêm trọng kèm theo sốt cao, run rẩy chân tay, chóng mặt và mệt mỏi.
Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa nóng sốt khi hành kinh hiệu quả bạn có thể áp dụng:
Uống nhiều nước có thể giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ và ngăn ngừa nóng sốt khi hành kinh. Hãy uống ít nhất 8 - 10 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nước ép trái cây tươi giúp giảm đau bụng kinh, nước dừa, các loại trà thảo mộc , trà gừng có tác dụng giảm đau bụng kinh và các loại súp để giữ nước.
Giữ vệ sinh cá nhân tốt trong thời kỳ kinh nguyệt là điều cần thiết vì nó ngăn ngừa nhiễm trùng - một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt. Bạn có thể dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt, tránh sử dụng xà phòng hoặc sản phẩm chứa hóa chất mạnh dễ gây kích ứng.
Nghỉ ngơi đầy đủ rất quan trọng trong thời kỳ kinh nguyệt bởi thiếu ngủ có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ nhiễm trùng và sốt. Vì vậy, nên ngủ ít nhất 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Lưu ý không nên làm việc nặng hoặc hoạt động mạnh trong ngày hành kinh.
Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đồng thời ngăn ngừa nóng sốt khi hành kinh. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, protein, sắt, canxi và khoáng chất. Đồng thời tránh tiêu thụ trái cây vị chua, đồ cay nóng, đồ uống có caffeine, rượu và thực phẩm có đường… Đây đều là những thực phẩm có thể gây viêm và tác động đến sự cân bằng nội tiết tố.
Để ngăn ngừa nóng sốt khi hành kinh bằng cách cải thiện lưu thông máu, tăng cường hệ thống miễn dịch chị em có thể tham gia các bài tập cường độ thấp như: Đi bộ, yoga hoặc đạp xe... Bạn cũng nên tránh các bài tập thể dục nặng nhọc có thể gây mệt mỏi và căng thẳng, dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch và sốt.
Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng nóng sốt khi hành kinh cũng như biết thêm một số bệnh nguy hiểm khi đau bụng kinh kèm sốt thường gặp. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào hoặc lo lắng về sức khỏe bản thân trong kỳ kinh nguyệt, các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cụ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.