Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Ngày 29/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chắc hẳn bệnh thủy đậu là tên gọi không còn quá xa lạ với bạn. Thế nhưng, nhiều người nghĩ rằng bệnh sẽ không gây nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không nhé!

Bệnh thủy đậu hay còn được biết đến với tên gọi bệnh trái rạ, bệnh từng bị nhầm lẫn với căn bệnh đậu mùa cho đến tận thế kỳ 19. Bệnh thủy đậu phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Vậy nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Thuỷ đậu là gì?

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra. Loại virus này có kích thước khoảng 150 - 200 mm. Bệnh thường xuất hiện ở người bệnh dưới dạng ban, mụn nước nhỏ chứa dịch và gây ngứa. Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan đặc biệt là đối với những người chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa từng nhiễm virus varicella-zoster.

Mặc dù bệnh thủy đậu đã được phát hiện vào thời cổ đại, nhưng y học thời kỳ đó vẫn hiểu lầm rằng đó chỉ là một dạng nhẹ của bệnh đậu mùa. Cho đến năm 1954, nhà khoa học Thomas Weller phân lập được virus varicella vào bệnh đậu mùa.

Vào năm 1972, nhà nghiên cứu virus học người Nhật Bản Michiaki Takahashi đã phát triển vắc xin thủy đậu trực tiếp. Vắc xin này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh thủy đậu, bảo vệ sức khỏe tránh khỏi tác nhân gây bệnh.

Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không? 1
Thủy đậu là một loại bệnh do virus gây ra

Các dấu hiệu nhận biết nốt thủy đậu bị nhiễm trùng

Nếu nốt thuỷ đậu bị nhiễm trùng, bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu như mụn sưng phồng có kích thước lớn, trầy xước, bong tróc, gây viêm nhiễm, sưng tấy và mưng mủ. Thời gian kéo dài của bệnh có thể khiến nốt mụn khó lành và để lại sẹo sâu trên da.

Nếu không được xử lý kịp thời, nốt thuỷ đậu bị nhiễm trùng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, sẹo lõm không đẹp mắt, nốt mụn có thể mọc trong tai gây viêm tai, và còn nhiều vấn đề khác như đau rát, khó chịu, lây lan cho người khác, gây viêm họng, viêm thanh quản, đồng thời có thể gây ảnh hưởng đến thanh âm. 

Đặc biệt hơn, bến chứng nặng nhất có thể dẫn đến viêm não hoặc viêm màng não, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Do đó, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng nhằm ngăn chặn các biến chứng và đảm bảo sức khỏe.

Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không? 2
Thủy đậu gây cho người bệnh những nốt sưng tấy, viêm nhiễm

Thời gian lây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 10 tuổi thường rất dễ lây nhiễm. Thời gian lây nhiễm thường kéo dài khoảng 7 ngày và trong thời kỳ này, trẻ cần tránh tiếp xúc với nơi có đông người như trường học để ngăn chặn sự lây lan. 

Bệnh có thể lây nhiễm khi người bệnh hắt hơi, ngoài ra cũng có thể lây từ quần áo có dính chất mủ từ các mụn của người mang bệnh. Khả năng lây nhiễm của bệnh sẽ giảm khi các mụn nước đã xẹp đi và hình thành vảy.

Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Thủy đậu là một bệnh thông thường và thường tự khỏi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp của nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có thể xảy ra như:

  • Lở loét: Nếu nốt thủy đậu bị nhiễm trùng sau khi vỡ, có thể gây lở loét và chảy máu bên trong. Trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng này vì trẻ thường xuyên sờ tay vào nốt thủy đậu.
  • Viêm não: Biến chứng này có thể xảy ra sau khoảng 1 tuần kể từ khi nốt thủy đậu xuất hiện. Các triệu chứng như sốt cao, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, và rung giật nhãn cầu có thể xảy ra. Đây là biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
  • Viêm phổi thủy đậu: Biến chứng thường xảy ra ở người trưởng thành vào ngày thứ 3 - 5 sau khi phát bệnh. Các triệu chứng như ho nhiều, ho có thể đi kèm với máu, khó thở và tức ngực.

Phòng ngừa sẹo sau khi thủy đậu

Khi nốt thủy đậu bị nhiễm trùng và mưng mủ, người bệnh cần nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất cách điều trị phù hợp, thông thường sẽ kê đơn kháng sinh và thuốc bôi đặc trị để hỗ trợ lành vết thương và ngăn chặn quá trình lây lan.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện kết hợp cách biện pháp bảo vệ sức khỏe như cắt ngắn móng tay tránh làm tổn thương nốt thủy đậu bị nhiễm trùng và duy trì vệ sinh cơ thể bằng cách sử dụng khăn mềm và nước ấm. Trong quá trình chăm sóc, người bệnh cần nên uống thuốc đủ liều để ngăn chặn sự bội nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Đặc biệt hơn, bệnh nhân tuyệt đối không nên sử dụng các biện pháp như xông lá hoặc sử dụng thuốc dân gian mà không có bất kỳ sự hướng dẫn nào của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần nên tránh dùng chung vật dụng cá nhân, nên ở phòng riêng nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.

Nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không? 3
Người bệnh thủy đậu cần nên thăm khám bác sĩ để đảm bảo tình trạng sức khỏe

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung nốt thủy đậu bị nhiễm trùng có nguy hiểm không. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để đối phó với bệnh thủy đậu nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm