Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Sức khỏe gia đình

Nước có ga có hại cho thận không?

Ngày 13/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mặc dù nước có ga là một trong những thức uống phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, nhưng có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh tác động của nước có ga đối với sức khỏe thận, chẳng hạn như nước có ga có hại cho thận không? Để đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này, mời bạn đón đọc bài viết bên dưới.

Nhiều người tin rằng uống nước có ga có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thận, trong khi số khác lại không có bằng chứng cụ thể để chứng minh điều này. Điều này đã gây ra sự hiếu kỳ và tranh luận không ngừng về tác động của nước có ga đối với sức khỏe thận. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem liệu nước có ga có gây hại cho thận hay không?

Nước có ga có hại cho thận không?

Uống nước có ga có thể giúp giải khát, nhưng liệu nước có ga có hại cho thận không. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng quá nhiều nước có ga có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận, tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.

Sỏi thận là các cục tinh thể cứng được hình thành từ các khoáng chất và muối trong thận. Có nhiều loại sỏi thận, nhưng phổ biến nhất là sỏi canxi và sỏi axit uric. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau nhói ở lưng, bên hông hoặc bẹn; máu hồng, đỏ hoặc nâu trong nước tiểu; tiểu tiện liên tục hoặc khó tiểu.

Nước có ga có hại cho thận không? 1
Nước có ga có hại cho thận không?

Theo Trường Đại học Y Harvard (Mỹ), người uống nước có ga mỗi ngày có nguy cơ hình thành sỏi thận lên đến 23%. Điều này được chứng minh trong một nghiên cứu công bố năm 2013, với hơn 190.000 người tham gia trong 8 năm.

Hầu hết các loại nước uống có ga chứa fructose, một loại đường có thể tăng hàm lượng canxi, oxalate và axit uric trong nước tiểu khi uống quá nhiều. Sự kết hợp của oxalate, axit uric và canxi ở mức độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sỏi thận.

Axit phosphoric thường được thêm vào các đồ uống có ga để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm, cũng như cải thiện thời gian bảo quản. Theo Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia (Mỹ), thức uống chứa axit phosphoric có thể tạo ra các biến đổi trong hệ thống tiểu tiện, thúc đẩy sự hình thành sỏi thận và tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.

Nghiên cứu của giáo sư Jonathan J. Shuster và đồng nghiệp trên hơn 1.000 người Mỹ đã trả lời được câu hỏi nước có ga có hại cho thận không, những người ngừng uống nước có ga, đặc biệt là loại chứa axit phosphoric, giảm 15% nguy cơ phát triển thêm sỏi thận.

Cách tránh tác hại của nước có ga

Phần trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc nước có ga có hại cho thận không. Để tránh những ảnh hưởng không tốt của nước ngọt đối với sức khỏe, cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể:

  • Hạn chế lượng nước ngọt tiêu thụ: Nên uống nước ngọt với lượng vừa phải, tránh uống quá mức để giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe.
  • Tránh nước ngọt có chứa đường: Nước ngọt chứa đường và không chứa đường đều có thể gây hại cho sức khỏe. Ngay cả nước ngọt không đường cũng thường chứa chất làm ngọt nhân tạo và các chất phụ gia không tốt cho cơ thể.
  • Thay thế bằng các loại đồ uống lành mạnh: Thay vì nước ngọt có ga, bạn có thể chọn các loại đồ uống khác như nước ép, sinh tố, trà không đường hoặc sữa tươi nguyên chất để bảo vệ sức khỏe.
Nước có ga có hại cho thận không? 2
Thay thế nước có ga bằng các loại đồ uống lành mạnh tốt cho sức khỏe
  • Uống nước ngọt một cách nhanh chóng: Uống nước ngọt một cách nhanh chóng sẽ giảm thời gian tiếp xúc của axit với răng. Sử dụng ống hút cũng có thể giảm sự tiếp xúc này.
  • Hạn chế uống nước có ga trong bữa ăn: Tránh uống nước ngọt trong bữa ăn để giảm lượng nước bọt trong miệng, làm giảm nguy cơ tổn thương răng.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng sau 30 - 60 phút sau khi uống nước ngọt và đảm bảo vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần trong khoảng 2 phút. Điều này giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe răng miệng có thể phát sinh từ nước ngọt.

Uống nước gì tốt cho sức khỏe thận?

Nguyên nhân phổ biến gây sỏi thận không chỉ là mất nước mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống không cân đối, di truyền và môi trường sống. Tuy nhiên, một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận vẫn là uống đủ nước hàng ngày.

Theo đó, việc duy trì một lượng chất lỏng đủ cung cấp cho cơ thể là cực kỳ quan trọng, và mức tiêu thụ khuyến nghị cho người lớn là từ 2 đến 4 lít chất lỏng mỗi ngày, ngay cả đối với những người không dễ bị sỏi thận. Đặc biệt, những người thường xuyên vận động, sống ở môi trường nóng ẩm hoặc đang mang thai, cho con bú cần phải tăng cường việc uống nước.

Nước có ga có hại cho thận không? 3
Đảm bảo uống đủ nước lọc ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận

Ngoài việc uống nước lọc, có nhiều loại thức uống khác cũng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe thận và ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Nước trà xanh, nước chanh và nước trái cây đều là những lựa chọn phù hợp. Nước chanh, ví dụ được biết đến với chứa hợp chất citrate, một chất có khả năng ngăn ngừa sự hình thành sỏi canxi. Citrate cũng có thể giúp phá vỡ các viên sỏi nhỏ, giúp cơ thể loại bỏ chúng thông qua nước tiểu.

Nước ép lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và cải thiện chức năng thận. Nước ép lựu cũng có khả năng đẩy sỏi và các chất độc khác ra khỏi hệ tiết niệu. Đặc biệt, nước ép lựu giúp giảm nồng độ axit trong nước tiểu, từ đó giảm nguy cơ phát triển sỏi thận.

Vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi nước có ga có hại cho thận không. Nhưng có nhiều tác hại tiềm ẩn giữa việc uống nước có ga và nguy cơ các vấn đề thận. Vì vậy, cần phải cân nhắc và điều chỉnh lượng nước có ga trong chế độ ăn uống của mình, đồng thời kết hợp với một lối sống lành mạnh và tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia y tế. Điều này sẽ giúp chúng ta có được quyết định thông minh và có ý thức về cách tiếp cận sức khỏe thận và cơ thể một cách toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin