Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, nước RO đang dần được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nước RO là nước gì và tác dụng của loại nước này đối với đời sống. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ cùng bạn khám phá chi tiết hơn về loại nước này nhé!
Nước RO là nước đã được xử lý thông qua phương pháp thẩm thấu ngược, giúp loại bỏ các tạp chất và chất độc. Vậy cụ thể nước RO là nước gì và loại nước này có công dụng như thế nào? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn về loại nước này nhé!
Nước RO hay còn được gọi với tên nước khử khoáng hay nước tinh khiết, là nước được tạo ra thông qua quá trình thẩm thấu ngược với màng lọc RO có kích thước siêu nhỏ chỉ 0.0001 micron. Khi đi qua màng lọc này, tất cả các chất bẩn, vi khuẩn, virus, chất độc hại và kim loại nặng có trong nước sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, kể cả các khoáng chất tốt.
Phương pháp này có khả năng loại bỏ chất độc, tạp chất và vi sinh vật hiệu quả. Thành quả sẽ cho ra loại nước siêu tinh khiết với tính ứng dụng cao.
Sau khi có được lời giải đáp cho câu hỏi nước RO là nước gì, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết loại nước này có công dụng như thế nào đối với đời sống. Theo đó, loại nước này có độ tinh khiết cao nên được áp dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Cụ thể như sau:
Nước RO đóng vai trò quan trọng trong quá trình chạy thận nhân tạo. Loại nước này được dùng cho việc chuẩn bị dịch thẩm tách và tái xử lý máy thẩm tách. Chất lượng nước là yếu tố rất quan trọng vì nó tiếp xúc trực tiếp với máu bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Trung bình, mỗi ca chạy thận nhân tạo sẽ cần khoảng khoảng 360 lít nước mỗi tuần và khoảng 22.000 lít nước mỗi năm. Nước phải đảm bảo siêu tinh khiết để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Loại nước này được loại bỏ nhiều tạp chất như nội độc tố, muối hòa tan, các chất hữu cơ và vi khuẩn, đảm bảo độ tinh khiết cao nhất để đáp ứng nhu cầu lọc máu. Nước RO đã đáp ứng tiêu chuẩn của các cơ quan như Hiệp hội vì sự tiến bộ của thiết bị y tế (AAMI). Không chỉ vậy, nước RO còn có tác dụng duy trì thành phần hóa học phù hợp cho dịch thẩm tách, điều trị lọc máu hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng và các biến chứng khác.
Ngoài ra, nước RO còn ngăn cặn khoáng chất tích tụ trong máy lọc máu, kéo dài tuổi thọ máy và giảm công bảo trì, giúp máy hoạt động chính xác và an toàn.
Trong thực tế, nước RO hoàn toàn có thể uống trực tiếp mà không cần lọc thêm hay đun sôi. Bởi quá trình thẩm thấu ngược có khả năng loại bỏ các chất gây độc và trầm tích, đảm bảo nước đạt được độ tinh khiết đến 99%. Dù quá trình này cũng loại bỏ các khoáng chất có lợi như canxi và magie, nhưng không làm nước RO trở nên có hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, ngoài việc loại bỏ các chất độc hại, nước RO cũng sẽ bị mất đi các khoáng chất có lợi cho cơ thể. Điều này khiến người dùng lo ngại vì trong nước không còn khoáng chất tự nhiên. Điều này có thể gây lo ngại về việc sử dụng nước RO lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe.
Nước RO tuy sạch nhưng sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như suy giảm đề kháng, mất dinh dưỡng từ thực phẩm, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày,...
Ngoài việc hiểu rõ nước RO là nước gì, bạn cũng cần biết cách kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn an toàn và tinh khiết. Việc kiểm tra có thể bao gồm một số thử nghiệm sau:
Công cụ này sẽ giúp bạn đo lượng chất rắn hòa tan trong nước. Để sử dụng, hãy nhúng đầu dò máy đo TDS vào mẫu nước RO. Kết quả sẽ được hiển thị trên đồng hồ theo đơn vị ppm. Nếu mức TDS dưới 10ppm được xem là rất tinh khiết và dưới 50ppm được xem là đạt yêu cầu.
Công cụ này sẽ giúp đo dẫn điện của nước, phản ánh nồng độ các ion hòa tan trong nước. Để đo, bạn đặt hãy đầu dò của máy vào mẫu nước và ghi lại kết quả theo đơn vị µS/cm. Độ dẫn điện thấp cho thấy độ tinh khiết cao, với nước RO thường có độ dẫn điện dưới 20 µS/cm.
Công cụ này sẽ giúp xác định tính axit hoặc kiềm của nước, đảm bảo nước không gây hại cho sức khỏe khi sử dụng. Chỉ cần đặt đầu đo pH vào mẫu nước và ghi lại kết quả. Nước RO tinh khiết thường có độ pH từ 5 - 7.
Bước này có thể giúp phát hiện virus, vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác có trong nước. Nước RO đạt chuẩn khi không phát hiện vi khuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh. Có 2 phương pháp chính bao gồm:
Bước này sẽ giúp phát hiện các chất độc như nitrat, clo, chloramines và kim loại nặng (chì, asen). Kết quả kiểm tra phải tuân thủ các tiêu chuẩn của các cơ quan như EPA hoặc AAMI tùy theo mục đích sử dụng. Có hai phương pháp kiểm tra chính bao gồm:
Công cụ này hỗ trợ đo nồng độ ion magie và canxi trong nước để đánh giá độ cứng của nước. Để kiểm tra, bạn hãy thêm thuốc thử vào mẫu nước và quan sát sự thay đổi màu sắc. Nước RO thường có độ cứng dưới 60 mg/L (3.5 grains per gallon).
Phương pháp này khá đơn giản, có thể phát hiện tạp chất hoặc độ đục của nước khi nhìn bằng mắt thường. Bạn hãy quan sát mẫu nước trong vật chứa trong suốt dưới ánh sáng. Nước RO tinh khiết phải trong suốt và không có cặn, đảm bảo nước sạch và an toàn để sử dụng.
Những bước kiểm tra trên giúp bạn đảm bảo rằng nước RO luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Trong quá trình sử dụng nước RO, người dùng cần phải lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây để đảm bảo chất lượng nước luôn ở mức cao nhất:
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi nước RO là nước gì và loại nước này được ứng dụng ra sao. Có thể thấy, nước RO được tạo ra với nhiều mục đích khác nhau và khá an toàn đối với sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.