Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngộ độc kim loại nặng là tình trạng tích tụ nhiều kim loại khác nhau trong cơ thể. Các yếu tố môi trường và điều kiện sống là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm kim loại nặng trong cơ thể. Vậy có cách nào phòng tránh ngộ độc kim loại nặng hay không?
Ngộ độc kim loại nặng xảy ra khi bạn tiếp xúc quá nhiều với kim loại như asen, thuỷ ngân, chì,... nằm trong đất, nước bạn dùng sinh hoạt hay các sản phẩm dùng hằng ngày. Hàm lượng kim loại cao có trong cơ thể sẽ gây nên các vấn đề rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Kim loại nặng là những nguyên tố xuất hiện tự nhiên trong trái đất. Chúng được sử dụng trong nông nghiệp, y học và công nghiệp.
Cơ thể con người thậm chí còn chứa một số chất tự nhiên như kẽm, sắt và đồng. Đây đều là những chất cần thiết cho chức năng của cơ thể miễn là không vượt quá mức độc hại. Ngộ độc kim loại nặng xảy ra khi các mô mềm của cơ thể hấp thụ quá nhiều một kim loại nào đó. Các kim loại nặng con người có thể tiếp thu dẫn đến độc hại như chì, thạch tín, thuỷ ngân,...
Bạn có thể tiếp xúc với các kim loại này ở nồng độ cao thông qua ô nhiễm thực phẩm, nguồn nước, hộp nhựa, tiếp xúc công nghiệp hoặc sơn có chứa chì.
Các triệu chứng ngộ độc kim loại nặng xảy ra ở mỗi người là khác nhau. Các biểu hiện chung thường gặp có thể kể đến là tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, ớn lạnh, ngứa bàn tay, bàn chân,...
Nhiễm độc cấp tính xảy ra khi bạn tiếp xúc với kim loại nặng ở mức độ cao cùng một lúc như tai nạn hóa chất trong nhà máy. Các triệu chứng xuất hiện như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mất nước ,thiếu máu, kích ứng phổi, mất trí nhớ, tổn thương gan, thận, xương yếu,...
Dưới đây là những triệu chứng cụ thể khi nhiễm độc một kim loại nhất định như nhiễm độc chì, thuỷ ngân, thạch tín,...
Dấu hiệu ngộ độc thuỷ ngân
Dấu hiệu nhiễm độc chì
Dấu hiệu nhiễm độc thạch tín
Kim loại nặng có thể xâm nhập vào cơ thể theo một số cách như qua thức ăn hoặc qua da. Bạn nên nhớ rằng ngộ độc sẽ xảy ra khi bạn tiếp xúc thường xuyên, trong một thời gian dài với các loại kim loại này:
Ngộ độc kim loại nặng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào, đặc biệt trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc, đặc biệt là ngộ độc chì vì sức đề kháng còn non yếu. Nếu trẻ bị nhiễm chì trong thời gian phát triển dễ ảnh hưởng đến não.
Đối với các trường hợp ngộ độc kim loại nặng biểu hiện nhẹ, chỉ cần loại bỏ tác nhân tiếp xúc với kim loại nặng là có thể điều trị tình trạng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, điều này có thể có nghĩa là bạn phải tạm ngưng làm việc ở môi trường nhiễm độc kim loại hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên cụ thể hơn về cách giảm phơi nhiễm cho bạn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, phương pháp điều trị tiêu chuẩn là liệu pháp thải sắt. Điều này bao gồm việc dùng thuốc điều trị nhiễm độc thông qua đường uống hoặc đường tiêm. Chúng liên kết với các kim loại nặng trong cơ thể, chất thải độc sẽ giúp loại bỏ kim loại có hại ra khỏi cơ thể bạn dưới dạng chất thải.
Nhiều trường hợp tích tụ kim loại nặng trong cơ thể là do nguồn thực phẩm. Theo nghiên cứu, một số món ăn có thể nhiễm độc kim loại hoặc bản chất đã chứa một lượng kim loại nặng không tốt. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng để làm giảm nguy cơ ngộ độc kim loại nặng.
Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn giải độc khỏi kim loại nặng. Những thực phẩm này liên kết các kim loại nặng và vận chuyển đến hệ tiêu hóa, sau đó kim loại sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn làm việc trong môi trường có nhiều kim loại nặng thì hãy bổ sung vitamin và khoáng chất vi lượng này để giúp bảo vệ sức khỏe của bạn. Một số thực phẩm có chức năng giải độc kim loại nặng là tỏi, việt quất, nước chanh, trà xanh, tảo xoắn, cà chua, men vi sinh,...
Vitamin được khuyến khích nên bổ sung cho cơ thể. Nhưng nếu bạn kém hấp thu những chất này có thể bổ sung thông qua thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Thiếu vitamin B, B6 và C khiến cơ thể yếu đi và dễ bị kim loại nặng tấn công. Theo các báo cáo khoa học, vitamin C đã được phát hiện là một chất chelat hóa sắt. Ngoài ra, các nghiên cứu khác chỉ ra rằng vitamin B1 hoạt động như một chất làm giảm lượng sắt trong cơ thể.
Tuy nhiên trước khi sử dụng một loại thuốc nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự ý sử dụng các vitamin hay thực phẩm chức năng. Với kinh nghiệm chuyên môn bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất.
Phương pháp để giải độc kim loại nặng là kết hợp một chế độ ăn uống đào thải kim loại ra ngoài. Nhưng có một số thực phẩm vừa chứa nhiều chất béo lại ít giá trị dinh dưỡng và làm chậm quá trình giải độc. Đồng thời, việc tích tụ mỡ thừa làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố trong cơ thể. Do đó cần tránh một số thực phẩm sau:
Ngộ độc kim loại nặng có thể có tác dụng phụ rất có hại cho sức khỏe của bạn. Nếu không được điều trị nhiễm độc kim loại kịp thời, tính mạng có thể bị đe dọa. Vì vậy, hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp đào thải kim loại nặng tốt hơn. Thải độc kim loại nặng là một quá trình. Hãy bắt đầu khi mới phát hiện bệnh để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.