Nước rửa rau củ có thật sự tốt không? Cách rửa rau củ đúng
Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Trên nhãn của các loại nước rửa rau củ có in những dòng quảng cáo như loại bỏ mọi bụi bẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, loại bỏ vi khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa,… mà không gây nguy hiểm cho người sử dụng, bảo vệ sức khỏe cả gia đình, giúp rau quả tươi lâu. Vậy thật sự nước rửa rau củ có tốt không?
Nhiều người không chỉ rửa rau củ, trái cây bằng nước muối mà còn sử dụng nước rửa rau củ để làm sạch. Nhưng hầu hết người tiêu dùng vẫn chưa biết liệu nước rửa rau quả có thực sự đảm bảo an toàn tuyệt đối hay không.
Có nên dùng nước rửa rau củ không?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa rau củ được quảng cáo là có tác dụng khử trùng rau củ quả nhưng khi ngâm với loại hóa chất này, cần phải rửa sạch lại bằng nước. Ngoài ra, bạn phải tìm được sản phẩm đảm bảo chất lượng, được chứng nhận an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Sau khi ngâm rau, trái cây bằng nước rửa rau củ mà không rửa kỹ lại bằng nước, hóa chất còn sót lại có thể dẫn đến dị ứng, nguy hiểm cho sức khỏe. Phương pháp tốt nhất vẫn là rửa sạch vừa nước vừa sạch mà không thải thêm hóa chất ra môi trường.
Rau củ an toàn theo quy định là thời gian phun cuối cùng trước khi thu hoạch là trên 7 ngày, thời gian này đảm bảo dư lượng hóa chất biến mất trong khi quang hợp dưới ánh sáng mặt trời. Đối với cây ăn quả còn vỏ có thể dùng nước muối để loại bỏ kali. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy khử trùng và tia UV nhưng vẫn cần rửa bằng nước sạch. Tốt nhất nên rửa rau củ bằng nước và sau khi ngâm muối bạn vẫn phải rửa lại với nước. Không có loại nước nào có thể tiêu diệt hết ký sinh trùng, vi khuẩn. Nếu dùng hóa chất như thuốc tím để ngâm cũng nên rửa lại bằng nước và rửa từng lá rau, nếu không ăn vào sẽ rất nguy hiểm.
Quan trọng nhất vẫn là nguồn rau đầu vào, nếu rau không đảm bảo thì dù có ngâm hóa chất gì cũng vẫn không an toàn. Ngâm trong nước muối không có tác dụng sát trùng mà chỉ có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn.
Tại sao phải rửa sạch rau củ sống?
Rửa trái cây, rau củ và rau xanh đúng cách là một thói quen tốt giúp giảm dư lượng thuốc trừ sâu và mầm bệnh có hại trên thực phẩm. Sản phẩm tươi sống cần được làm sạch sau khi mua tại cửa hàng hoặc chợ. Vì bạn không biết bao nhiêu người từng chạm vào sản phẩm tươi sống này. Ngoài ra, những người tiếp xúc với sản phẩm có thể ho hoặc hắt hơi, dẫn đến sản phẩm tươi sống bị nhiễm vi khuẩn có thể gây bệnh.
Các chuyên gia từ cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết sản phẩm tươi sống có thể bị ô nhiễm theo nhiều cách. Trong giai đoạn phát triển, sản phẩm có thể bị ô nhiễm bởi động vật, các chất độc hại trong đất hoặc nước và cách vệ sinh công nhân kém. Sau khi thu hoạch, sản phẩm được chuyển qua nhiều bàn tay khác nhau, làm tăng nguy cơ ô nhiễm. Sự ô nhiễm thậm chí có thể xảy ra sau khi mua sản phẩm, trong quá trình chuẩn bị thực phẩm để bảo quản và chế biến không đúng cách. Vì vậy, rửa rau quả trước khi sử dụng để giảm đáng kể dư lượng thuốc trừ sâu hoặc thuốc bảo vệ thực phẩm còn sót lại.
Cách rửa sạch trái cây, rau củ
Rửa trái cây, rau quả tươi bằng nước trước khi ăn là thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe. Lưu ý rằng sản phẩm tươi chỉ nên rửa sạch ngay trước khi ăn. Rửa trái cây và rau quả trước và bảo quản có thể tạo ra môi trường cho nhiều vi khuẩn phát triển hơn.
Trước khi bắt đầu rửa sản phẩm tươi, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước. Đảm bảo tất cả đồ dùng, bồn rửa và bề mặt bạn sử dụng để chế biến thực phẩm đều được làm sạch hoàn toàn trước khi bắt đầu chế biến thực phẩm. Bắt đầu bằng cách cắt bỏ phần vị dập hoặc hư hỏng của rau củ, trái cây. Nếu bạn đang rửa trái cây cần gọt vỏ như cam, táo, quýt hãy rửa sạch trước khi gọt vỏ để ngăn vi khuẩn từ vỏ xâm nhập vào bên trong.
Các phương pháp chung để rửa rau xanh và rau củ quả như sau:
Các loại trái cây có vỏ như táo, chanh và lê cũng như các loại củ như khoai tây, cà rốt, củ cải có thể được làm sạch bằng bàn chải lông mềm, loại bàn chải này giúp loại bỏ bụi bẩn mắc kẹt ở những vị trí khó làm sạch.
Rau lá xanh như rau bina, xà lách, cả, rau diếp nên được loại bỏ lớp lá bên ngoài, sau đó rửa từng lá bằng nước sạch, để ráo nước.
Các loại quả mọng, nấm và các loại thực phẩm dễ dập nát có thể rửa sạch dưới vòi nước chảy và dùng ngón tay chà nhẹ để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt.
Sau khi rửa sạch trái cây, hãy lau khô bằng giấy hoặc vải sạch. Những loại thực phẩm dễ bị dập nên đặt lên khăn và nhẹ nhàng lau hoặc cuộn trong khăn để thấm khô mà không làm hỏng.
Một số sai lầm cần tránh khi rửa rau củ quả, trái cây
Rửa quá lâu
Đây là sai lầm mà nhiều người mắc phải khi rửa rau. Phương pháp này không những không hiệu quả với rau lẫn hóa chất mà còn làm mất đi chất dinh dưỡng trong rau. Nếu bạn muốn làm sạch các loại rau tốt nhất nên rửa từng lá rau ngay dưới vòi nước chảy để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại trên lá rau.
Chần qua nước sôi
Nhiều người cho rằng chần rau củ qua nước sôi trước khi nấu là an toàn nhưng đây là một sai lầm. Thói quen rửa và chần rau củ trước khi nấu để đảm bảo vệ sinh là không cần thiết. Phương pháp này vừa làm giảm hàm lượng vitamin, vừa làm giảm hương vị thực phẩm.
Rửa rau 3 nước là sạch
Phương pháp rửa này không thể loại bỏ các hợp chất hóa học có trong thuốc trừ sâu hay trứng giun, ấu trùng sán vì chúng rất nhỏ, nằm trong các kẽ lá khó loại bỏ, do đó phải rửa kỹ từng lá.
Dùng rượu trắng rửa trái cây
Rượu trắng tuy có tác dụng diệt khuẩn trên bề mặt trái cây nhưng lại dễ làm thay đổi màu sắc, hương vị tự nhiên của trái cây, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Cắt rau củ trước khi rửa
Nếu cắt rau rồi rửa sạch sẽ vô tình làm mất đi một số vitamin tồn tại ở dạng nước. Sau khi cắt và ngâm trong nước, rau củ sẽ mất đi 14 - 23% giá trị dinh dưỡng. Nếu ngâm qua đêm lượng vitamin C gần như mất đi hoàn toàn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin B hoặc khoáng chất và protein hòa tan trong nước cũng bị tác động đáng kể.
Đọc xong bài viết này chắc chắn bạn đã thấy được sự thật của nước rửa rau củ không phải an toàn tuyệt đối mà chỉ có tính chất hỗ trợ. Để tiết kiệm chi phí, bạn hoàn toàn có thể làm sạch rau củ quả bằng nước sạch, ngâm nước muối loãng và rửa sạch lại với nước. Hãy là người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.