Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Ổ cặn màng phổi là gì? Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán

Ngày 18/11/2023
Kích thước chữ

Ổ cặn màng phổi là một khoang dày, có thành cứng, chứa đầy mủ trên bề mặt màng phổi, có thể dày tới 2 đến 3 cm. Trên ảnh X-quang, nó thường nằm ở phần dưới và sau của khoang ngực, trong khoang màng phổi có thể nhìn thấy mức hơi mức nước.

Viêm mủ màng phổi là tình trạng mủ tích tụ trong khoang ngực. Bệnh có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng màng phổi, phổi, trung thất, bụng, nhiễm trùng huyết hoặc sau chấn thương hoặc vết thương ở ngực. Nếu bệnh mủ màng phổi không được điều trị triệt để ở giai đoạn đầu, nó sẽ trở thành mãn tính và hình thành ổ cặn màng phổi.

Khái niệm ổ cặn màng phổi

Ổ cặn màng phổi là khái niệm chung để chỉ bệnh lý màng phổi (viêm phổi – màng phổi, lao màng phổi, mủ màng phổi, một vài chấn thương lồng ngực, vết thương ngực kín hoặc vết thương ngực hở,...). Đây là bệnh có thể gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời.

Đây là một tình trạng bệnh lý bao gồm hai loại tổn thương chính. Một là giữa phổi và thành ngực có một khoang thực sự, bên ngoài phổi được bao phủ bởi một lớp xơ bao bọc, phổi không thể nở ra được nữa. Ổ cặn màng phổi có thể hình thành từ 3 đến 5 tuần sau khi phát bệnh. 

Do đa số ổ cặn màng phổi đều có bội nhiễm vi khuẩn, nên ổ cặn màng phổi cũng được coi là một trong 3 giai đoạn của viêm mủ màng phổi:

  • Giai đoạn 1: Viêm mủ xuất tiết.
  • Giai đoạn 2: Quá trình lắng đọng fibrin hình thành các vách và mủ.
  • Giai đoạn 3: Lắng đọng Fibrin và collagen, còn được gọi là giai đoạn ổ cặn.
Thế nào là ổ cặn màng phổi?1
Ổ cặn màng phổi là khái niệm chung cho bệnh lý màng phổi

Nguyên nhân gây ổ cặn màng phổi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng một trong những nguyên nhân chính gây ổ cặn màng phổi là: 

  • Áp xe phổi: Khi khối áp xe vỡ vào trong khoang màng phổi gây tràn mủ và tràn khí màng phổi (khoảng 65% trường hợp). Áp xe phổi cũng gây ra bệnh mủ màng phổi thông qua hệ thống bạch huyết.
  • Viêm phổi: Thường gây biến chứng viêm mủ màng phổi.
  • Ký sinh trùng, nang bẩm sinh bị bội nhiễm, ung thư phổi ở giai đoạn phá hủy, hay hang lao ở bệnh nhân bị lao.
  • Do màng phổi có nhiều mạch bạch huyết nối giữa các cơ quan của khoang ngực và khoang bụng nên viêm mủ màng phổi có thể xảy ra dưới dạng viêm mủ ở đường mật, viêm ruột thừa, viêm tụy, thủng ổ loét dạ dày – tá tràng, áp xe dưới cơ hoành, viêm phúc mạc, viêm quanh thận, nhiễm trùng trung thất, thành ngực,…
  • Vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập màng phổi gây nên nhiễm trùng nghiêm trọng. Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn tụ cầu mang tính độc cao gây bệnh viêm mủ màng phổi ở trẻ em và người lớn. Nó được sinh sống ở khoảng 92% độ tuổi trẻ em nhóm và ở hơn 50% bệnh nhân người lớn. Đây là loại vi khuẩn gram dương, có hình cầu, chúng thường có xu hướng sắp xếp thành cụm giống với hình quả nho. 
  • Các nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn huyết, viêm tấy lan tỏa ở thành ngực, viêm tủy xương, sốt thương hàn... 

Ngoài ra, ổ cặn màng phổi còn có một số nguyên nhân thứ phát nặng, cần can thiệp phẫu thuật như:

  • Biến chứng phẫu thuật: Phổi, trung thất, thực quản, dạ dày. Trong đó, biến chứng sau cắt phổi là phổ biến nhất. 
  • Tràn dịch màng phổi sau chấn thương.
Thế nào là ổ cặn màng phổi?2
Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gây bệnh viêm mủ màng phổi ở trẻ em và người lớn

Các phương pháp chẩn đoán ổ cặn màng phổi

Để chẩn đoán ổ cặn màng phổi, bác sĩ phải kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng thực thể của bệnh lý hô hấp, lồng ngực, sau đó kết hợp với một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác bao gồm:

  • Chụp CT-scanner lồng ngực: Ổ dịch vách hóa, màng phổi dày có dấu hiệu xẹp đáy phổi.
  • Chụp X-quang thường quy: Hẹp khoang liên sườn, các đám mờ cong ở vùng đáy phổi.
  • Siêu âm khoang ngực: Dịch thành đáy phổi có hoặc không có cục máu đông.
  • Xét nghiệm máu: Phản ứng viêm nhẹ đến trung bình, thiếu máu nhẹ hoặc nhiễm trùng.
  • Nuôi cấy vi khuẩn trong dịch màng phổi: Dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân nghiêm trọng, đặc biệt nếu không sử dụng kháng sinh.

Ổ cặn màng phổi là một bệnh viêm mủ màng phổi tiến triển mạn tính. Nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh nhân kiệt sức vì nhiễm trùng, ngộ độc lâu dài và nguy cơ nhiễm trùng huyết, gây áp xe ở các cơ quan khác như não và thận. Quá trình xơ hóa tạo ra các dải xơ để tạo ổ cặn. Khả năng nhu mô phổi giãn nở và chức năng hô hấp bị suy giảm. Bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim, đặc biệt là suy tim phải. 

Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa và nhận được hướng dẫn điều trị. Ngoài ra, trong mọi trường hợp người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.

Thế nào là ổ cặn màng phổi?3
Bệnh nhân nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ổ cặn màng phổi. Đây là một trong những tình trạng thường gặp của một viêm mù màng phổi mạn tính. Vì vậy mỗi người bệnh đều phải chú ý đến những triệu chứng, dấu hiệu để có hướng điều trị kịp thời. Mong rằng, những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm