Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng là gì? Cách phòng ngừa ra sao?

Ngày 27/09/2022
Kích thước chữ

Tình trạng ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng hiện đang là vấn đề nhức nhối và gây ra những hệ lụy tương đối lớn đối với sức khỏe của nhiều người. Vậy ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng là gì? Làm thế nào để có thể phòng ngừa được tình trạng này? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay thôi nào

Lâu nay chúng ta vẫn thường nghe đến tình trạng ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng gây ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng là gì? Điều này có nguy hiểm không và cách phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng gây ra nhé.

Ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng là gì?

Trước khi cùng tìm hiểu xem ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng là gì, chúng ta hãy cùng làm rõ khái niệm ký sinh trùng. Ký sinh trùng là những loài sinh vật không thể tự sống một mình ngoài tự nhiên mà phải ký sinh vào một loài động vật khác để tồn tại và phát triển.

Ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng chính là hiện tượng trong các loại thức ăn, nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày chưa đảm bảo an toàn và vẫn còn sự tồn tại của các loại ký sinh trùng. Nếu sử dụng những thực phẩm này, ký sinh trùng sẽ theo đường tiêu hóa để tấn công vào cơ thể con người và gây bệnh cho con người.

Ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng

Ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng chủ yếu do ăn uống không vệ sinh

Ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng thường gây ra bệnh gì?

Khi sử dụng các loại thực phẩm bị ô nhiễm, các ký sinh trùng sẽ chui vào trong cơ thể và phát triển một cách nhanh chóng để tạo nên bệnh lý đối với con người. Hai căn bệnh thường gặp do ký sinh trùng gây ra có thể kể tên như:

  • Nhiễm sán: Bệnh sán lá gan là một căn bệnh khá nhiều người mắc phải sau khi sử dụng các thực phẩm bị ô nhiễm có chứa ký sinh trùng. Bệnh này lây lan chủ yếu thông qua nguồn nước hoặc khi con người sử dụng các thức ăn chưa chín hoàn toàn.
  • Nhiễm giun: Cũng như khi nhiễm sán, việc xử lý hoặc chế biến thực phẩm không kỹ lưỡng có thể dẫn đến việc cơ thể bị nhiễm giun do trứng hoặc các loại ấu trùng của giun vẫn còn nằm ở trên thực phẩm.
Ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng gây bệnh nhiễm giun sán Thực phẩm nhiễm ký sinh trùng có thể gây nên bệnh mày đay giun sán

Nhiễm giun, sán có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Như đã nói ở trên, khi sử dụng các loại thực phẩm bị ô nhiễm bởi ký sinh trùng thì con người rất dễ nhiễm giun, sán vào trong cơ thể. Khi nhiễm giun, sán vào cơ thể sẽ có những ảnh hưởng sau đối với sức khỏe:

Trường hợp bị nhiễm giun

Sau khi cơ thể nhiễm trứng hoặc ấu trùng của giun, chúng sẽ trú ngụ tại ruột của người bị nhiễm và sẽ hút máu, các chất dinh dưỡng gây ra các dấu hiệu dễ nhận thấy là cơ thể bị thiếu chất, thiếu máu mãn tính và suy dinh dưỡng.

Nghiêm trọng hơn, tùy vào loại ấu trùng giun bị nhiễm có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm đối với con người, cụ thể như sau:

  • Nhiễm ấu trùng của giun đũa có thể gây ra hiện tượng tắc ruột, giun chui ống mật hoặc nghiêm trọng hơn là viêm màng não.
  • Nhiễm ấu trùng của giun móc có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày và tá tràng.
  • Nhiễm giun chỉ có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bạch huyết, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và gây nên hiện tượng sưng phù tay chân.
  • Nhiễm ấu trùng của giun xoắn có thể gây sốt cao, phù nề cơ thể, teo cơ và cứng khớp dẫn đến di chuyển gặp nhiều khó khăn.

Nhiễm giun sán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Nhiễm giun khiến suy giảm thể lực và gặp nhiều triệu chứng nguy hiểm đối với sức khỏe

Trường hợp bị nhiễm sán

Trong cơ thể, ấu trùng của sán sinh trưởng tại khá nhiều bộ phận khác nhau trong lục phủ ngũ tạng cũng như các tổ chức cơ. Tùy vào vị trí mà sán sinh trường và phát triển sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau đối với người bị nhiễm, cụ thể:

  • Nếu sán sinh trưởng và phát triển ở phổi có thể gây ra tình trạng đau tức ngực, ho nhiều đờm, ho ra máu.
  • Nếu sán sinh trưởng và phát triển ở ruột có thể gây ra nhiều triệu chứng về đường ruột như rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,… Nếu kéo dài có thể khiến cơ thể suy kiệt và mất sức nghiêm trọng.
  • Nếu cơ thể nhiễm sán lá gan có thể gây ra hiện tượng đau tức hạ sườn nghiêm trọng, vàng da, nước tiểu có màu vàng sẫm, cơ thể mệt mỏi và mất sức.
  • Nếu sán sinh trưởng và phát triển ở não có thể gây ra viêm màng não, những cơn đau đầu dữ dội, động kinh,…

Nhiễm sán gây ra nhiều triệu chứng bệnh khác nhau

Sán dây là một trong những loài sán rất dễ lây nhiễm sang người

Cách phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng

Để có thể phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng và bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình, có những lưu ý sau các bạn cần ghi nhớ:

  • Luôn thực hiện đúng phương châm “ăn chín, uống sôi”, nếu có sử dụng rau sống cần rửa trực tiếp dưới nguồn nước chảy. Hạn chế ăn các loại thực phẩm tái, thực phẩm tươi sống như gỏi, tiết canh,…
  • Giữ thói quen rửa sạch tay bằng xà phòng trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh để đảm bảo bàn tay luôn sạch sẽ.
  • Giữ cho phòng bếp sạch sẽ, tiêu diệt các loại động vật có hại như chuột, gián, ruồi,… để tránh lây nhiễm ký sinh trùng cho thực phẩm đã được nấu chín.
  • Định kỳ 6 tháng một lần nên sử dụng các loại thuốc tẩy giun sán phù hợp với độ tuổi để loại bỏ các loại giun sán (nếu có) trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
Cách phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng Giữ gìn gian bếp luôn sạch sẽ là một cách phòng ngừa rất hiệu quả

Như vậy các bạn vừa cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm thực phẩm do ký sinh trùng và cách phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Tại website của Nhà thuốc Long Châu còn rất nhiều chia sẻ hữu ích liên quan đến vấn đề sức khỏe để các bạn có thể tham khảo nữa đấy, hãy truy cập để theo dõi thường xuyên nhé. Xin chào và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.

Trung Kiên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin