Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Nhiễm sán lá gan

Bệnh sán lá gan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Sán lá gan là một loại giun ký sinh. Nhiễm trùng ở người thường xảy ra sau khi ăn cá hoặc cải xoong nước ngọt sống hoặc nấu chưa chín. Sau khi ăn phải sán lá gan, chúng sẽ di chuyển từ ruột đến ống mật trong gan, nơi chúng sinh sống và phát triển. Bệnh diễn tiến âm thầm, thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các biến chứng lâu dài cũng có thể phát triển.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nhiễm sán lá gan

Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Có hai họ sán lá gan gây bệnh cho người là họ Opisthorchiidae và họ Fasciolidae. Hai họ sán lá gan này khác nhau về sự phân bố địa lý, vòng đời và kết quả lâu dài sau khi nhiễm bệnh trên lâm sàng.

Sán lá gan nhỏ Clonorchis/ Opisthorchis

Sán lá gan nhỏ gây bệnh ở người bao gồm 10 loài, thuộc 2 họ sán lá ký sinh ở ống mật và túi mật của gan, bất thường có thể ký sinh ở ống tụy.

Con sán hình chiếc lá nhỏ (bằng hạt thóc lép) dài 10 – 20 mm, rộng 2 – 4 mm, có 2 mồm hút (hấp khẩu). Sán lưỡng tính có nghĩa là trên một con sán có 2 bộ phận sinh dục đực và cái, dựa vào hình dạng tinh hoàn người ta xác định loài của sán. Clonorchis sinensis (có tinh hoàn phân nhánh) và loài Opisthorchis viverrini (có tinh hoàn phân thùy).

Sán trưởng thành ký sinh trong đường mật của gan, đẻ trứng, trứng có kích thước 26 – 30 x 16 – 17 µm có nắp ở đầu và gai nhỏ ở cuối, nhìn dưới kính hiển vi giống như hạt vừng.

Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ gồm:

  • Sán trưởng thành ký sinh ở đường mật, đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng được rơi vào môi trường nước;
  • Trứng bị ốc nuốt và nở ra ấu trùng lông trong ốc để phát triển thành ấu trùng đuôi;
  • Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước;
  • Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang (nang ấu trùng) ở trong thịt của cá (bằng mắt thường khó nhìn thấy ấu trùng nang);
  • Sau khi bị người (hoặc động vật) ăn phải, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, nở ra sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đó.

Đối với sán lá gan nhỏ ký sinh trong đường mật gây kích thích và viêm đường mật làm đường mật dày lên, xơ hóa lan tỏa ở khoảng cửa, tổ chức gan tăng sinh, xơ hóa, thoái hóa mỡ gan, có thể gây cổ trướng, gan to ra, mặt gan có những điểm trắng nhạt tương ứng với điểm giãn nở của ống mật. Sán lá gan nhỏ có thể gây sỏi mật. Đặc biệt, sán lá gan nhỏ gây ung thư đường mật, ung thư ống tụy.

Sán lá gan lớn Fasciola

Bệnh sán lá gan lớn (Fascioliasis) do loài sán lá lớn Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây nên. Loài sán này chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò,… và gây bệnh ở người.

Sán lá gan trưởng thành hình chiếc lá, thân dẹt và bờ mỏng, có kích thước 20 – 30 x 10 – 12 mm, màu trắng hồng hoặc xám đỏ. Ở người, sán ký sinh trong đường mật, bất thường có thể ký sinh lạc chỗ như trong cơ bắp, dưới da, phúc mạc,… Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài phân.

Trứng sán lá gan lớn có kích thước lớn nhất trong các loài sán lá, kích thước trung bình 140 x 80 µm. Trứng xuống nước, trứng sán lá gan nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, rời khỏi ốc và bám và các thực vật thủy sinh để tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước có ấu trùng này sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.

Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn gồm:

  • Trứng từ đường mật được đào thải ra ngoài theo phân;
  • Trứng rơi xuống môi trường nước, phát triển trong ốc;
  • Động vật ăn cỏ hoặc người ăn ấu trùng sán từ thực vật thủy sinh hoặc nước, ấu trùng vào dạ dày, xuyên qua thành ống tiêu hóa và ký sinh trong đường mật.

Sán lá gan lớn Fasciola ký sinh trong đường mật và phá hủy tổ chức gan gây những ổ tổn thương với tổ chức hoại tử không đồng nhất, dễ nhầm với u gan và áp xe gan. Nói chung, đường mật luôn luôn bị giãn và phồng lên và thành dầy. Niêm mạc túi mật xuất hiện nhú.

Bệnh sỏi rất thường gặp khi nhiễm sán lá gan lớn. Biểu hiện bệnh của sán lạc chỗ là những tổn thương, hoại tử tổ chức với phản ứng viêm và xơ hóa, ký sinh trùng có thể calci hóa hoặc trở thành mảnh vụn trong các hạt nhỏ.

Triệu chứng nhiễm sán lá gan

Những triệu chứng sán lá gan ở người

Các triệu chứng phổ biến của bệnh sán lá gan ờ người bao gồm:

  • Đau âm ỉ vùng gan, lan ra lưng hoặc thượng vị, đầy bụng, buồn nôn.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Sốt cao hoặc thoáng qua, kèm rét run.
  • Chóng mặt, đổ mồ hôi.
  • Da xanh xao, vàng da, nổi mề đay.
  • Gan phình to, xơ gan.
  • Có dịch trong bụng.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.

Sán lá gan nhỏ Clonorchis/ Opisthorchis

Giai đoạn sớm: Đa số không có triệu chứng lâm sàng, một số trường hợp có rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, ăn chậm tiêu.

Giai đoạn muộn:

  • Rối loạn tiêu hóa như: Phân sống, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch, cảm giác như đau dạ dày,…
  • Đau tức hạ sườn phải vùng gan, xuất hiện nhiều khi lao động nặng hoặc đi lại hoặc khi sức khỏe giảm sút. Đôi khi có cơn đau gan điển hình và kèm theo vàng da, nước tiểu vàng, xuất hiện từng đợt. Một số trường hợp bị sạm da.
  • Một số trường hợp có viêm đường mật hoặc viêm tụy, xơ gan cổ trướng.

Sán lá gan lớn Fasciola

  • Chủ yếu là triệu chứng đau tức vùng gan, khó tiêu, đau thượng vị hoặc nhiễm trùng nhiễm độc.
  • Một số trường hợp kém ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhiễm sán lá gan

Các loại sán lá ký sinh đều gây tác hại rất lớn đối với sức khỏe vật chủ đặc biệt có nhiều tai biến nguy hiểm bao gồm:

  • Tác hại về dinh dưỡng: Chiếm thức ăn và gây suy yếu cơ thể, đồng thời làm ảnh hưởng chức năng như: Sán lá gan nhỏ gây giảm chất lượng mật, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Tác hại tại nơi ký sinh: Đây là tác hại quan trọng của sán lá ký sinh đối với cơ thể người. Ví dụ: Sán lá gan nhỏ gây dày đường mật, kém đàn hồi, tắc mật, xơ gan cổ trướng và có liên quan đến ung thư đường mật. Sán lá gan lớn gây áp xe cấp tính, hủy hoại tế bào gan và sán có thể di chuyển đi nhiều nơi gây tai biến nguy hiểm.
  • Tác hại do nhiễm các chất độc: Sán lá ký sinh cũng như giun sán khác, trong khi ký sinh đều tiết ra nhiều chất gây độc cho cơ thể, các chất độc này tùy loại sán, chúng có tác động gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, nhức đầu, có khi rối loạn tâm thần, có thể bị nhiễm độc nặng như nhiễm sán lá gan lớn.

Xem thêm: Bệnh sán lá gan có nguy hiểm không?

Sán lá gan 4
Sán lá gan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm sán lá gan

Trứng các loài sán lá gan đều qua môi trường nước và vào ốc thích hợp (vật chủ trung gian thứ nhất) để hình thành ấu trùng đuôi sau đó chuyển sang ký sinh ở vật chủ trung gian thứ 2 tùy từng loại sán. Ví dụ: Sán lá gan nhỏ ký sinh ở cá; sán lá gan lớn ký sinh ở thực vật thủy sinh.

Mầm bệnh của các loại sán lá truyền qua thức ăn xâm nhập vào người qua đường ăn uống một cách thụ động do vật chủ ăn phải thức ăn (cá, tôm, cua, thực vật thủy sinh,…) có ấu trùng sán.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh nhiễm sán lá gan

Bệnh sán lá gan ở người có nguy hiểm không?

Bệnh sán lá gan ở người có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sán lá gan gây tổn thương gan và ống mật, dẫn đến viêm nhiễm, xơ gan, viêm đường mật và sỏi mật. Nếu không được chữa trị, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng như áp-xe gan, nhiễm trùng và viêm tụy cấp, đe dọa tính mạng. Ngoài ra, sán lá gan còn làm suy giảm chức năng tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy, và sụt cân. Triệu chứng của bệnh thường kéo dài, bao gồm đau hạ sườn phải, sốt, và vàng da. Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến ung thư đường mật. Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này.

Xem thêm thông tin: Bệnh sán lá gan ở người có nguy hiểm không?

Dấu hiệu nhiễm sán lá gan là gì?

Nhiễm sán lá gan có chữa được không?

Sán lá gan lấy dinh dưỡng từ người như thế nào?

Sán lá gan có lây không?

Hỏi đáp (0 bình luận)