Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ngọc Ánh
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng đường ruột là các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng cũng như mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột sao cho phù hợp.
Nhiễm trùng đường ruột là các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột phù hợp cho bệnh nhân. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Nhiễm trùng đường ruột là các bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus, hoặc ký sinh trùng gây ra, cụ thể:
Sau khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, người cao tuổi là những người dễ nhiễm bệnh nhất vì hệ tiêu hóa kém, tạo điều kiện dễ dàng cho các tác nhân gây bệnh tấn công.
Đa phần, nhiễm trùng đường ruột xảy ra thường do chế độ ăn uống không lành mạnh, nguồn nước bị ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm, ăn phải đồ ăn ôi thiu, chưa được nấu chín hoặc quá trình chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Do đó, để hạn chế mắc phải nhiễm trùng đường ruột, bạn nên thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, tuân thủ quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ cho chính mình và những người xung quanh.
Những người bị nhiễm trùng đường ruột thường có các biểu hiện sau:
Các dấu hiệu này thường xuất hiện ngay sau 1 đến 3 ngày kể từ khi bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Đặc biệt, các triệu chứng này thường trầm trọng hơn ở trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch.
Nếu không được điều trị kịp thời, cơ thể sẽ trong tình trạng mất nước nặng nề, suy dinh dưỡng, kiệt quệ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, sau khoảng 2 - 3 ngày mà các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và diễn biến của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột khác nhau cho phù hợp với từng bệnh nhân. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể phải điều trị tại viện. Ngược lại, nếu bệnh nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Sau khi thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, dựa trên phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định:
Ngoài các thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol (nếu có sốt), các thuốc chống nôn, các sản phẩm bù nước, bù khoáng như Oresol trong trường hợp bệnh nhân mất nước do tiêu chảy.
Nếu tình trạng của nhiễm trùng đường ruột không quá nặng, bệnh có xu hướng thuyên giảm dần, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt, các sản phẩm bù nước, chất điện giải thông thường.
Trong trường hợp bệnh trở nặng, hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như đại tiện ra máu, sốt cao liên tục không giảm,... bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị.
Tóm lại, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng cũng như mức độ và diễn biến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị nhiễm trùng đường ruột sao cho phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.