Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phải làm gì khi bị bệnh loãng xương nặng?

Ngày 11/08/2022
Kích thước chữ

Tác động của loãng xương thường diễn ra rất chậm và thường không được xem là căn bệnh đe dọa đến tính mạng. Các biểu hiện thường rõ rệt hơn khi người bệnh đã bị bệnh loãng xương nặng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu bị bệnh loãng xương nặng để có cách phát hiện và điều trị kịp thời.

Hệ thống xương là bộ khung nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Xương đóng vai trò quan trọng trong sự vận động của con người. Loãng xương là một căn bệnh thường gặp, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Nhưng biểu hiện bệnh lại không rõ rệt khiến nhiều người chủ quan dẫn đến các biến chứng không đáng có. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu bị bệnh loãng xương nặng để có cách phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh loãng xương là gì?

Xương được tạo thành từ protein và các khoáng chất. Trong đó chủ yếu là canxi và photpho. Ngoài ra còn có các chất như Magie, kẽm và florua được lắng đọng trong chất nền protein của xương. Khi còn là bào thai trong bụng mẹ, xương đã được hình thành và phát triển. Trong suốt cuộc đời của con người, xương liên tục thay đổi theo từng độ tuổi nhất định.

Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh xốp xương, giòn xương là tình trạng giảm mật độ, giảm cấu trúc xương khiến cho xương mỏng dần, yếu đi, dễ gãy và có thể gây đau đớn cho người bệnh. Loãng xương thường tiến triển trong thầm lặng. Thông thường chỉ đến lúc gãy xương thì người bệnh mới phát hiện ra các dấu hiệu bị bệnh loãng xương nặng. Mất xương do loãng xương ảnh hưởng trực tiếp đến xương vùng vỏ xương và bè xương. Chiều dày vỏ, kích thước, số lượng của bè xương giảm khiến xương trở nên xốp, giòn. Bè xương dễ bị nứt, gãy hoặc gặp các chấn thương khác. Bên trong ống xương có thể mất xương nhanh hơn so với vỏ xương. Các sợi xương ít đi theo thời gian do xương ở đây rỗng hơn và quá trình chu chuyển nhanh hơn làm yếu xương.

Phải làm gì khi bị bệnh loãng xương nặng?1 Bệnh loãng xương làm giảm mật độ xương

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương 

Xương là mô sống hình thành và phát triển từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Trong mỗi cuộc đời, hệ xương đều trải qua 4 giai đoạn: Hình thành, phát triển, cân bằng và lão hóa. Vì vậy, để phòng tránh bệnh loãng xương cần chú trọng đến việc bảo vệ và duy trì khung xương ngay từ rất sớm. Một số nguyên nhân gây ra loãng xương như: 

  • Do độ tuổi: Xương phát triển nhờ quá trình mất xương và tạo xương diễn ra liên tục. Khi còn trẻ quá trình tạo xương chiếm ưu thế, do đó khối lượng xương tăng giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Đến độ tuổi 40 trở đi, quá trình huỷ xương diễn ra nhanh hơn, khối lượng xương giảm dần gây ra bệnh loãng xương. Vì vậy những người cao tuổi có nguy cơ bị bệnh loãng xương nặng cao hơn so với người trẻ. 
  • Do chế độ ăn uống: Khung xương khỏe mạnh chịu tác động rất lớn bởi yếu tố dinh dưỡng. Cơ thể cần các khoáng chất canxi, photpho, vitamin D,… để tạo nên một bộ xương chắc khỏe. Nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay từ khi còn trẻ thì việc hình thành các mô xương sẽ bị ảnh hưởng. Khi về già kèm với sự lão hóa xương dễ bị giòn xốp gây nên tình trạng bị bệnh loãng xương nặng. 
  • Do sinh hoạt, lao động: Lối sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc, uống nhiều bia rượu có thể dẫn đến mòn, xốp xương. Ít vận động, không tập thể dục thể thao hoặc lao động nặng thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương.

Triệu chứng thường gặp khi bị bệnh loãng xương nặng

Tác động của loãng xương thường diễn ra rất chậm và thường không được xem là căn bệnh đe dọa đến tính mạng. Các biểu hiện thường rõ rệt hơn khi người bệnh đã bị bệnh loãng xương nặng. Bệnh loãng xương có một số triệu chứng đặc trưng như sau: 

  • Gãy xương: Loãng xương chính là nguyên nhân gây nên tình trạng gãy xương dù chỉ gặp chấn thương nhẹ. Đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Một số xương khi bị gãy rất khó có khả năng lành lại như xương đùi, xương ống tay, xương ống chân và xương cột sống. 
  • Đau nhức xương: Người bị giòn xương sẽ cảm thấy đau mỏi ở các khớp xương và ống xương. Người bệnh có thể cảm thấy đau đớn ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đối với người già thì bệnh thường biểu hiện ở vị trí khớp gối và đốt sống lưng. Những trường hợp bị bệnh loãng xương nặng có thể mất khả năng hoạt động độc lập.
  • Khung xương biến đổi: Người bị bệnh loãng xương nặng có thể bị gãy lún thân đốt sống, đau lưng cấp tính. Gãy lún gây ra tình trạng gù lưng, giảm chiều cao, kèm quá ưỡn cột sống. Xương giòn xốp khiến khung xương không thể nâng đỡ được trọng lượng cơ thể làm thắt lưng đau nhức. 
Phải làm gì khi bị bệnh loãng xương nặng?2 Loãng xương gây xẹp lún đốt sống

Cách điều trị khi bị bệnh loãng xương nặng 

Lối sống lành mạnh

Cần duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Tăng cường tập luyện thể dục như đi bộ, chạy bộ, tập gym, yoga, chơi các thể thao như cầu lông, bóng chuyền,... Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D cho cơ thể. Hạn chế tối đa chất kích thích như rượu, bia, không hút thuốc lá. 

Dùng thuốc điều trị

Bisphosphonat (BP) là nhóm thuốc thường được lựa chọn phổ biến trong điều trị loãng xương cho hầu hết các loại loãng xương. Với công dụng ức chế huỷ xương, Thuốc còn sử dụng để phòng ngừa cho những trường hợp có nguy cơ loãng xương, Bisphosphonat giúp duy trì khối lượng xương và làm giảm tỷ lệ gãy xương đùi và xương cột sống lên đến 50%. Thuốc có thể uống trực tiếp hoặc truyền tĩnh mạch.

Phải làm gì khi bị bệnh loãng xương nặng?3 Thói quen ăn uống lành mạnh tạo nên khung xương chắc khỏe

Những điều cần biết để phòng tránh bệnh loãng xương

Phòng tránh loãng xương phải được áp dụng ở mọi độ tuổi trong suốt cuộc đời. Quan trọng nhất là phải biết tối ưu hóa khối lượng xương trong quá trình trưởng thành. Quá trình hình thành xương và hủy xương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều yếu tố. Trong đó có chế độ ăn uống và vận động.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chắc khỏe của xương ngay từ khi còn nhỏ. Một chế độ ăn uống đầy đủ sẽ tạo nên một khung xương khỏe mạnh và duy trì ổn định cho đến khi trưởng thành. Các chất dinh dưỡng quan trọng cho xương bao gồm canxi, kẽm, vitamin D, vitamin K, vitamin A và các chất dinh dưỡng khác. Các nguồn thực phẩm cung cấp canxi như sữa, sữa chua, pho mát, bông cải xanh, hải sản,… Một số loại thực phẩm có chứa vitamin D như dầu gan cá, lòng đỏ trứng, bơ, gan,... Canxi và các chất dinh dưỡng này phải được bổ sung ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ cho đến khi chào đời thì mới có thể tạo nên một khung xương khỏe mạnh.

Duy trì tập luyện 

Các hoạt động thể chất, đặc biệt là các hoạt động thể dục thể thao, chạy bộ, nhảy dây giúp duy trì một khung xương chắc chắn. Duy trì tập luyện mỗi ngày sẽ hạn chế nguy cơ bị bệnh loãng xương nặng khi về già. Ngoài ra, vận động bên ngoài dưới ánh mặt trời cũng giúp tổng hợp vitamin D.

Kiểm tra thường xuyên

Đối với những người trên 40 tuổi nên thường xuyên đến các cơ sở y tế đo lường loãng xương để kiểm tra mật độ xương. Khám bệnh định kỳ sẽ giúp phát hiện loãng xương sớm nếu có. Được bác sĩ hướng dẫn để hạn chế bị bệnh loãng xương nặng. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh giòn, xốp xương và có hướng điều trị nếu bị bệnh loãng xương nặng.

Thu Hòa

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin