Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trật khớp khuỷu tay là một căn bệnh thường gặp. Trật khớp khuỷu tay nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng thần kinh, mạch máu ảnh hưởng đến khả năng vận động của tay, thậm chí gây tàn tật.
Khuỷu tay là là bộ phần nằm sau cánh tay. Cấu tạo của khuỷu tay giúp cho cánh tay có thể gập, duỗi, sấp, ngửa một cách linh hoạt. Khuỷu tay cũng là một trong các khớp trên cơ thể. Trật khớp khuỷu tay là một căn bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong các chấn thương về khớp. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phải làm gì khi bị trật khớp khuỷu tay nhé!
Khuỷu tay là một trong các bộ phận quan trọng của cơ thể. Khuỷu tay là phần nằm giữa phần cánh tay và cẳng tay, nối liền 2 bộ phận này với nhau. Khuỷu tay như là một bản lề được tạo thành từ xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Khuỷu tay cũng như các khớp khác trong cơ thể, hỗ trợ cho hoạt động của cẳng tay, giúp các xương trượt lên nhau một cách dễ dàng.
Trật khớp khuỷu tay là tình trạng khớp khuỷu tay bị di lệch hoàn toàn hoặc không hoàn toàn và trượt ra khỏi vị trí bình thường tại khớp. Các tổn thương kèm theo có thể bao gồm gãy xương, tổn thương dây thần kinh trụ hoặc dây thần kinh giữa. Ngoài ra trật khớp khuỷu tay còn có thể gây tổn thương động mạch cánh tay.
Trật khớp khuỷu tay thường do tác động của ngoại lực. Có nhiều nguyên nhân khiến trật khớp khuỷu tay như:
Tùy vào nguyên nhân chấn thương mà khuỷu tay có thể bị trật ra phía trước hoặc trật ra phía sau (tỷ lệ khoảng 90%). Khi bị trật khớp khuỷu tay sẽ có các triệu chứng như:
Trật khớp khuỷu tay nên được điều trị ngay lập tức. Cần phải đưa khớp khuỷu về đúng vị trí ban đầu để tránh các biến chứng không đáng có. Để điều trị trật khớp khuỷu tay bác sĩ sẽ chụp X - quang kiểm tra xương ở khuỷu tay. Đồng thời xem xét các mạch máu và dây thần kinh có bị chèn ép hay không, kiểm tra mức độ tổn thương của các dây chằng. Sau khi kiểm tra và chẩn đoán bác sĩ có thể điều trị bằng các phương pháp như nắn lại khớp khuỷu tay, phẫu thuật,...
Nắn khớp khủy tay cần được thực hiện ở các bệnh viện uy tín. Tuyệt đối không được tự ý nắn lại khớp khuỷu tay tại nhà. Việc nắn khớp khuỷu tay khi không có chuyên môn có thể gây ra những tổn thương nguy hiểm cho khớp khuỷu tay.
Trước khi nắn lại khớp, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc giảm đau và giúp cơ bắp thư giãn. Cần gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ bị trật khớp cho bệnh nhân, sau đó đặt người bệnh nằm ngửa. Kỹ thuật viên sẽ giữ vững cánh tay đối lực với người nắn chính là bác sĩ. Bác sĩ nắm lấy cổ tay bệnh nhân kéo chậm, lực kéo tăng dần theo hướng cẳng tay trong khi khuỷu tay gấp và cẳng tay ngửa. Lực kéo duy trì cho đến khi khớp khuỷu tay trở về vị trí chính xác.
Khi không thể nắn lại khớp, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật để đưa khớp khuỷu tay trở về vị trí ban đầu. Phẫu thuật thường được thực hiện do kẹt khớp hoặc do trật khớp khuỷu tay làm chèn ép các mạch máu và dây thần kinh.
Sau khi các khớp xương đã trở về đúng vị trí của nó, bác sĩ có thể cần phải đeo nẹp hoặc bó bột cho bạn trong vài tuần để hạn chế vận động, giúp khuỷu tay được phục hồi một cách nhanh chóng. Thời gian bó bột khoảng 10 ngày đối với trường hợp trật khớp khuỷu tay ở mức độ nhẹ. Những người bệnh trật khớp với mức độ nặng hơn, chỗ nắn kém vững do rách phần mềm thì thời gian bó bột có thể phải kéo dài từ 3 – 4 tuần. Trong thời gian đó, người bệnh vẫn cần chụp X-quang bởi vì trật khớp khuỷu tay có thể tái phát ngay cả khi đã bó bột. Sau khi đã tháo bột, bệnh nhân cần chủ động tập gấp duỗi khuỷu, vận động nhẹ nhàng. Không được xoa nắn vùng khuỷu vì có thể khiến vôi hóa cạnh khớp.
Khớp khuỷu tay là bộ phận đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể có thể vận động. Vì vậy, ngoài việc biết cách xử lý khi bị trật khớp khuỷu tay các bạn cũng nên trang bị cho bản thân những kiến thức để phòng tránh trật khớp khuỷu tay như:
Xem thêm: Trật khớp khuỷu tay trẻ em - Chấn thương cực kỳ nguy hiểm
Thu Hòa
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...