Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong số các chấn thương mà trẻ có thể gặp phải thì trật khớp khuỷu tay trẻ em là chấn thương phổ biến và thường gặp nhất. Vậy chấn thương này có nguy hiểm hay không?
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi ở độ tuổi nhỏ các cơ quan và các bộ phận trên cơ thể của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài môi trường. Trong số các chấn thương mà trẻ có thể gặp phải thì trật khớp khuỷu tay được xem là chấn thương phổ biến và thường gặp nhất. Vậy chấn thương này có nguy hiểm hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về trật khớp khuỷu tay trẻ em cũng như cách xử lý khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay thông qua bài viết này.
Khớp khuỷu tay được xem là một trong những khớp lớn của cơ thể con người. Khớp khuỷu tay giúp cho con người có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như gập, duỗi và sấp ngửa cẳng tay một cách dễ dàng.
Trật khớp khuỷu tay trẻ em là tình trạng khớp khuỷu tay của trẻ bị kéo lệch và trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Trật khớp khuỷu tay sẽ khiến cho trẻ khó cử động, không thể sinh hoạt một cách bình thường. Thậm chí nếu bị nặng còn có thể kèm theo gãy xương, đứt dây chằng…
Trẻ nhỏ khá hiếu động và thường xuyên đùa nghịch vì vậy trẻ có thể gặp phải nhiều chấn thương khác nhau liên quan tới tay. Cũng vì vậy mà trật khớp khuỷu tay thường bị nhầm lẫn với những chấn thương khác ở khớp khuỷu tay. Điều đó khiến cho chấn thương này không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do vậy, cha mẹ cần nắm rõ những biểu hiện và dấu hiệu của trật khớp khuỷu tay để có thể phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời cho trẻ. Trẻ bị trật khớp ở khuỷu tay sẽ có những biểu hiện như bị đau dữ dội tại vùng khuỷu tay bị trật khớp. Khớp khủy tay bị trật sẽ có biểu hiện bị méo, không ở trạng thái bình thường, trẻ có thể nghe thấy âm thanh “bốp” tại thời điểm bị chấn thương. Thậm chí khớp khuỷu tay có thể bị sưng tấy, bầm tím, đau tại chỗ bị chấn thương và dây chằng có thể bị kéo căng hoặc rách. Trẻ cũng có thể cảm thấy bị cứng khớp và không có khả năng uốn cong hoặc gập khuỷu tay. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị tê, yếu cánh, tay cổ tay hoặc bàn tay…
Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng bị trật khớp khuỷu tay trẻ em. Tuy nhiên nguyên nhân chính và chủ yếu nhất đó là do tay trẻ bị kéo không đúng cách và do trẻ bị ngã, va đập trong quá trình sinh hoạt, chơi đùa.
Việc kéo hoặc nâng tay của trẻ tưởng chừng như là những hoạt động hết sức bình thường của người lớn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên hành động này có thể gây nên áp lực rất lớn lên khớp tay của bé, khiến chúng bị trượt khỏi vị trí ban đầu, thậm chí có thể gây bong gân. Chính vì vậy người lớn cần lưu ý tuyệt đối không nên kéo hoặc nâng cánh tay của trẻ em mà nên nâng dưới nách trẻ.
Đồng thời cha mẹ cũng cần giáo dục, dặn dò các bé tuyệt đối không nên chơi các trò chơi nguy hiểm có thể gây chấn thương tới tay và cơ thể. Bởi khi bị trượt, ngã trẻ thường có xu hướng chống tay xuống đất, điều này làm khớp khuỷu tay của trẻ rất dễ bị tổn thương. Những chấn thương này không chỉ gây ra trật khớp khủy tay mà thậm chí còn có thể gây ra đứt dây chằng hoặc gãy xương tay ở trẻ.
Trật khớp khuỷu tay là một chấn thương khá thường gặp ở trẻ nhỏ tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng bởi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời trật khớp khuỷu tay hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay ở nhà mà cha mẹ có thể áp dụng trước khi đưa trẻ từ các cơ sở y tế.
Đầu tiên cha mẹ hãy sử dụng gỗ hoặc bìa cứng buộc nhẹ quanh khớp tay của trẻ để cố định vết thương. Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không nên tự mình cố định lại khớp cho trẻ bởi điều này có thể gây tổn thương nặng hơn cho các mô, dây thần kinh cũng như các mạch máu xung quanh khớp khuỷu tay. Đồng thời cũng nên tránh kéo thẳng khớp khuỷu tay của trẻ mà chỉ nên cố định chúng một cách nhẹ nhàng rồi nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế.
Trước khi tới gặp bác sĩ cha mẹ lưu ý không nên tự ý cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ loại thuốc hay thực phẩm gì bởi nhiều trường hợp trật khớp khuỷu tay cần phẫu thuật nên việc ăn hoặc uống trước khi phẫu thuật có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Nếu trẻ có biểu hiện đau đớn và không thể chịu đựng các cơn đau, cha mẹ có thể dùng khăn quấn đá lạnh chườm nhẹ lên vết thương để giảm đau cho trẻ. Nhưng tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau hay bất cứ loại thuốc nào khác mà hãy nhanh chóng di chuyển tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan tới chấn thương trật khớp khuỷu tay trẻ em. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn đã hiểu hơn về chấn thương này cũng đã biết như biết cách xử lý chính xác khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay tại nhà.
Xem thêm:
Thu Hòa
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.