Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp bằng cách nào?
Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh lý về khớp đang ngày một phổ biến tại Việt Nam, trong đó chiếm tỷ lệ cao là bệnh viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp. Tuy nhiên nhiều người vẫn đang nhầm lẫn 2 bệnh lý này nên trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp.
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp thực chất không khó bởi bệnh có nhiều điểm khác biệt rõ rệt, bạn chỉ cần chú ý quan sát là có thể nhận dạng đâu là bệnh viêm khớp dạng thấp, đâu là thấp khớp cấp. Để biết nhiều hơn về 2 bệnh trên, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Tìm hiểu chung bệnh viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp
Trước khi phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp, bạn cần hiểu rõ 2 bệnh lý này là gì. Nắm rõ thông tin của bệnh cũng giúp bạn nhận diện dễ dàng, chính xác hơn.
Thế nào là viêm khớp dạng thấp?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mãn tính và bắt nguồn từ những tổn thương màng hoạt dịch khớp. Bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới, đặc biệt là người trong độ tuổi trung niên. Khi bị viêm khớp dạng thấp người bệnh có thể thấy khớp nóng đỏ, sưng tấy và đau nhức liên tục, lâu dài không điều trị còn có thể dẫn đến tổn thương mắt, tim, phổi, mạch máu,...
Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng đến khớp gối mà còn thường xuất hiện ở nhiều vị trí khớp khác như khớp khuỷu tay. Đặc điểm này cũng viêm khớp dạng thấp cũng giúp bạn phân biệt viêm khớp dạng thấp với thấp khớp cấp và nhiều bệnh lý về khớp khác đấy.
Thế nào là thấp khớp cấp?
Bệnh lý thấp khớp cấp còn được gọi với các tên khác như bệnh thấp tim, sốt thấp khớp. Bệnh xuất phát từ việc nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A và loại vi khuẩn này có thường xâm nhập, xuất hiện và tồn tại nhiều ở vùng hầu họng của người bệnh.
Thấp khớp cấp thường gặp nhiều ở các nước đang phát triển và trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ca mắc bệnh. Khi không điều trị kịp thời, thấp khớp cấp ở trẻ em có thể dẫn đến bệnh van tim rất nguy hiểm.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp
Tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp cũng là một yếu tố hỗ trợ rất nhiều trong việc phân biệt 2 bệnh lý này. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp có nhiều điểm khác biệt.
Nguyên nhân, triệu chứng thấp khớp cấp
Thấp khớp cấp (bệnh thấp tim) có nguyên nhân chính là do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn liên cầu. Một số yếu tố gây bệnh khác có thể kể đến như di truyền, biến chứng từ bệnh đường hô hấp hoặc bệnh về tim như hở van tim, suy tim,... gây nên. Tỷ lệ các ca bệnh do nhiễm khuẩn chiếm từ 70 - 80% tổng số ca bệnh.
Triệu chứng khi bị thấp khớp cấp gồm có:
Biểu hiện ở đường hô hấp như viêm họng, sốt cao, mệt mỏi, ho khan, sưng amidan, viêm amidan,...
Biểu hiện của bệnh ở khớp như viêm khớp gối, viêm khớp cổ chân, viêm khớp các ngón tay, ngón chân,...
Nhịp tim yếu, rối loạn nhịp tim, khó thở, ngực đè nặng, tăng cân nhanh,...
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân chính dẫn đến viêm khớp dạng thấp là do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ tế bào lại quay ngược lại tấn công bao hoạt dịch quanh khớp dẫn đến viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch. Khi mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:
Khớp ấm nóng hơn, có biểu hiện sưng đau;
Cứng khớp xảy ra thường xuyên, nhất là vào buổi sáng;
Theo khảo sát, có đến hơn 30% người được hỏi cho rằng bệnh viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp giống nhau. Tuy nhiên thực tế lại khác, viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp được thể hiện qua các yếu tố như:
Vị trí bị ảnh hưởng
Nếu viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính tự miễn xuất hiện khi hệ miễn dịch tấn công bao hoạt dịch và mô quanh khớp, ảnh hưởng đến các mô quanh khớp thì bệnh thấp khớp cấp lại có liên quan đến khớp, hệ hô hấp và cả tim, mức độ ảnh hưởng của thấp khớp cấp rộng và nghiêm trọng hơn so với viêm khớp dạng thấp.
Nguyên nhân gây bệnh
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp bạn có thể dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Viêm khớp dạng thấp có nguyên nhân chính là hệ miễn dịch tấn công khớp còn viêm khớp dạng thấp có thể đến từ nhiễm khuẩn từ bên ngoài, di truyền, bệnh về tim hoặc các bệnh lý khớp gây nên.
Triệu chứng của bệnh
Một số bác sĩ chi biết, phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp còn có thể dựa vào triệu chứng của bệnh. Nhìn chung, dấu hiệu của 2 bệnh có sự khác biệt nhất định nên dễ phân biệt, nhận biết rõ đâu là viêm khớp dạng thấp và đâu là thấp khớp cấp.
Nếu viêm khớp dạng thấp có triệu chứng chủ yếu ở khớp như đau nhức, nóng đỏ, sưng khớp,... kèm mệt mỏi thì triệu chứng thấp khớp cấp có phần nặng hơn và lan rộng hơn, xuất hiện ở cả hệ hô hấp, khớp và cả tim.
Triệu chứng điển hình khi bị viêm khớp dạng thấp có thể kể đến như sưng khớp, đau khi đi lại, khó vận động, cứng khớp,... còn triệu chứng khi bị thấp khớp cấp gồm rối loạn nhịp tim, khớp sưng, bệnh về đường hô hấp như viêm amidan,...
Cách điều trị viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp xong, bạn cũng nên biết về cách điều trị 2 chứng bệnh trên. Về mức độ nghiêm trọng và khả năng biến chứng nặng, bệnh thấp khớp cấp nặng hơn viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên cả 2 bệnh đều cần sớm chữa trị, tránh để lại tổn thương vĩnh viễn cho khớp và các cơ quan khác.
Cách chữa viêm khớp dạng thấp hiện nay được chia thành điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Nội khoa bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc uống các loại như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, kháng viêm,... để hỗ trợ chữa bệnh. Về ngoại khoa, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật khi cần thiết.
Cách chữa thấp khớp cấp hiện nay bao gồm sử dụng thuốc dự phòng, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh và các loại thuốc giảm triệu chứng bệnh. Trong trường hợp thấp khớp cấp nặng bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả cao nhất.
Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn phân biệt viêm khớp dạng thấp và thấp khớp cấp rõ ràng hơn, hạn chế nhầm lẫn dẫn đến việc chữa trị kém hiệu quả. Nếu gặp triệu chứng bất thường ở khớp hoặc bất cứ cơ quan nào, bạn hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám sớm nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.