Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có nhiều cách phân độ suy tim, tuy nhiên phân độ suy tim theo NYHA - Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA) hiện đang là cách phân độ được dùng phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu phân độ suy tim theo NYHA gồm những mức độ nào bạn nhé!
Suy tim là bệnh lý về tim cực nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Phân loại cấp độ suy tim là việc cần thiết để các bác sĩ có thể định hướng cách điều trị, đánh giá tiến triển trong điều trị suy tim. Có nhiều cách phân độ suy tim khác nhau, nhưng phổ biến nhất là phân độ suy tim theo NYHA.
Suy tim là hội chứng rối loạn chức năng tâm thất xảy ra khi cơ tim không còn khả năng hút và bơm máu tốt như bình thường. Hội tim mạch Châu Âu cho biết suy tim thường đi kèm các đặc điểm điển hình như:
Bệnh suy tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây suy tim nhưng đây thường là hậu quả của các bệnh tim mạch như: Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh,... Việc chẩn đoán suy tim sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh, các xét nghiệm cận lâm sàng như: Siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp cắt lớp CT tim, chụp cộng hưởng từ MRI tim,…
Trước khi tìm hiểu về phân độ suy tim theo NYHA, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tầm quan trọng của việc phân loại cấp độ suy tim như thế nào. Việc phân loại cấp độ suy tim vô cùng cần thiết và quan trọng với cả người bệnh và bác sĩ điều trị. Cụ thể là:
Để đánh giá độ nặng của bệnh suy tim, người ta có nhiều cách phân độ khác nhau. Nhưng cách phân độ theo mức hạn chế trong sinh hoạt và hoạt động thường ngày của người bệnh hay phân độ suy tim theo NYHA hiện đang được áp dụng phổ biến nhất.
NYHA là chữ viết tắt của tổ chức New York Heart Association Functional Classification - Hiệp hội Tim mạch New York. Bảng phân độ suy tim theo NYHA giúp chúng ta đánh giá mức độ nghiêm trọng và dự đoán tiên lượng tình trạng suy tim một cách khoa học và dễ dàng hơn. Theo NYHA, có 4 cấp độ được sử dụng để phân loại người bị suy tim. Cụ thể là:
Suy tim độ 1 là cấp độ suy tim nhẹ nhất. Ở cấp độ này, người bệnh có thể thực hiện các hoạt động thể chất như bình thường. Họ không gặp các triệu chứng của suy tim như: Người mệt mỏi, khó thở, luôn trong trạng thái hồi hộp.
Suy tim độ 2 là suy tim mức độ nhẹ và người bệnh đã có những hạn chế nhất định trong hoạt động thể chất. Khi họ nghỉ ngơi, các triệu chứng suy tim không xuất hiện. Nhưng khi hoạt động thể chất nặng, bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, khó thở, hồi hộp. Suy tim độ 2 chỉ ảnh hưởng đến người bệnh khi họ hoạt động gắng sức.
Bị suy tim độ 3 theo phân độ suy tim theo NYHA, chỉ cần vận động nhẹ cũng khiến người bệnh bị đau ngực, khó thở, trống ngực. Chỉ khi nghỉ ngơi họ mới thấy khỏe, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi kỹ lưỡng, điều trị tích cực hoặc phải nhập viện.
Ở mức độ này, người bệnh gặp triệu chứng suy tim ngay cả trong trạng thái nghỉ ngơi. Cảm giác mệt mỏi, khó thở, hồi hộp thường trực ngay cả khi họ hoạt động nhẹ. Đây là suy tim giai đoạn cuối hoặc suy tim kháng trị. Lúc này, người bệnh cần nhập viện để điều trị tích cực hoặc chờ ghép tim.
Với các phân loại trên đây, suy tim độ 1 và suy tim độ 2 được đánh giá là suy tim nhẹ. Suy tim độ 3 và suy tim độ 4 được đánh giá là suy tim nặng. Suy tim hoàn toàn có thể tiến triển từ độ 1, độ 2 sang độ 3, độ 4 và cũng có thể ngược lại.
Ngoài phân độ suy tim theo NYHA, hiện nay cũng có một số cách phân độ khác như: Phân độ suy tim theo ACC/AHA (Đại học Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ). Với các phân độ này, mức độ suy tim được ký hiệu bằng chữ cái A (giai đoạn tiền suy tim - nguy cơ cao phát triển suy tim), B (giai đoạn người bệnh xuất hiện các bệnh lý cấu trúc tim), C (có tổn thương cấu trúc tim kèm triệu chứng cơ năng của suy tim nhưng chưa có triệu chứng suy tim lâm sàng), D (giai đoạn suy tim nặng).
Nếu phân loại theo chức năng của tim ta có suy tim tâm thu, suy tim tâm trương. Phân loại theo thời gian tiến triển của suy tim ta có suy tim mạn và suy tim cấp. Phân loại theo cung lượng tim ta có suy tim cung lượng cao và suy tim cung lượng thấp. Nếu phân loại suy tim theo vị trí buồng tim ta có suy tim trái, suy tim phải, suy tim toàn bộ.
Qua đây, bạn đã biết suy tim có mấy cấp độ và có những cách phân độ suy tim nào rồi chứ? Hiện nay, phân độ suy tim theo NYHA vẫn đang là cách phân độ được áp dụng phổ biến nhất. Qua cách phân độ này, người bệnh cũng có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá tình trạng của mình để thông báo cho bác sĩ theo dõi.
Xem thêm: Suy tim có mấy cấp độ? Cách nhận biết và theo dõi kịp thời
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.