Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Cách ngăn ngừa bệnh lý tiến triển mà người bệnh nên biết

Ngày 21/08/2023
Kích thước chữ

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở đối tượng người lớn tuổi. Nhiều người băn khoăn rằng suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách ngăn ngừa bệnh suy tim tiến triển nhé!

Suy tim độ 1 được đánh giá là mức độ nhẹ nhất trong phân loại NYHA. Bởi vậy mà nhiều người thắc mắc suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Tuy đây là giai đoạn đầu của bệnh nhưng không vì thế mà người bệnh nên chủ quan. Mục tiêu điều trị suy tim độ 1 đó là ngăn ngừa bệnh tiến triển, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Thông tin tổng quan về bệnh suy tim

Bệnh suy tim (Heart Failure - HF) là tình trạng mà cơ tim không hoạt động hiệu quả để bơm máu đáp ứng nhu cầu cơ thể. Điều này có thể là do cơ tim yếu, không thể co bóp mạnh đủ hoặc do vấn đề về van tim gây ra hiệu suất bơm máu giảm.

Bệnh suy tim thường là kết quả của các vấn đề tim mạch với yếu tố nguy cơ khác nhau:

  • Bệnh mạch vành: Sự tắc nghẽn động mạch vành gây thiếu máu cho cơ tim, dẫn đến suy tim.
  • Bệnh cơ tim giãn: Khi cơ tim bị giãn và yếu đi, khả năng bơm máu giảm, dẫn đến suy tim.
  • Bệnh van tim: Cấu trúc van tim biến đổi gây ra suy tim do van không hoạt động hiệu quả.
  • Huyết áp cao: Áp lực máu cao dẫn đến căng thẳng trên cơ tim và gây suy tim.
  • Bệnh đái tháo đường: Biến chứng đái tháo đường gây tổn thương mạch máu, tác động xấu đến cơ tim.
  • Bệnh phổi mạn tính: Vấn đề phổi có thể gây áp lực lên cơ tim và dẫn đến suy tim, tâm phế mạn.
  • Các tác nhân độc hại: Thuốc lá, cồn và các chất độc khác gây tổn thương cơ tim theo thời gian.

Trên lâm sàng , bệnh suy tim được phân loại theo hai loại chính:

  • Suy tim cấp: Người bệnh xuất hiện triệu chứng bất ngờ, nghiêm trọng;
  • Suy tim mãn tính: Triệu chứng phát triển dần dần theo thời gian, có thể kéo dài suốt đời.

Với thực hành y tế về bệnh tim mạch, bác sĩ thường phân loại suy tim theo NYHA hay Hiệp hội Tim mạch New York dựa trên triệu chứng của bệnh nhân, cụ thể:

  • Suy tim độ 1: Khi người bệnh vẫn hoạt động thể chất tương đối bình thường, không bị mệt mỏi hay biểu hiện triệu chứng suy tim.
  • Suy tim độ 2: Lúc này, người bệnh có thể cảm nhận thấy hạn chế vận động thể chất mức độ nặng tới vừa. Tuy nhiên, người bệnh vẫn thấy thoải mái khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim độ 3: Ở giai đoạn này, người bệnh thường bị hạn chế đáng kể hoạt động thể chất thông thường. Tuy nhiên, khi người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ vẫn có khả năng hồi phục sức khỏe.
  • Suy tim độ 4: Đây là giai đoạn cuối, kể cả khi nghỉ ngơi thì người bệnh vẫn biểu hiện triệu chứng suy tim như đánh trống ngực, khó thở hoặc loạn nhịp tim.

Tiên lượng bệnh suy tim phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ và điều trị. Điều quan trọng là người bệnh cần được kiểm soát tình trạng bệnh, tuân thủ đúng phác đồ điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Cách ngăn ngừa bệnh lý tiến triển mà người bệnh nên biết 1
Suy tim giai đoạn cuối khiến người bệnh khó chịu kể cả khi nghỉ ngơi

Dấu hiệu nhận biết người mắc suy tim độ 1

Suy tim độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh suy tim, khi mà cơ tim vẫn có khả năng bơm máu tương đối tốt nhưng đã xuất hiện một số biểu hiện sự suy yếu. Nhận biết kịp thời dấu hiệu suy tim độ 1 có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu quan trọng để nhận biết bệnh, cụ thể:

  • Khó thở có thể xuất hiện sau những hoạt động thường ngày như leo cầu thang hoặc tập thể dục. Đây là dấu hiệu ban đầu của sự suy yếu chức năng tim, khi cơ tim không còn hoạt động mạnh mẽ như trước.
  • Sưng đau ở chân, tay là kết quả của sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể do khả năng bơm máu của cơ tim không đủ hiệu quả.
  • Sự tăng cân nặng đột ngột, không rõ nguyên nhân cho thấy sự giữ nước trong cơ thể.
  • Tiểu nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiệu của suy tim độ 1 do sự tích tụ nước trong cơ thể được thải qua thận.
  • Một số người có thể cảm thấy đau ngực, khó chịu ở vùng ngực.
  • Người mắc suy tim cấp độ 1 có thể thấy sự giảm khả năng hoạt động thể chất, thể hiện qua biểu hiện giảm sức bền, giảm thời gian tập thể dục.
  • Tăng huyết áp là một yếu tố góp phần suy yếu chức năng tim.
  • Các dấu hiệu như ho, khò khè và khó thở xuất phát từ vấn đề tăng áp động mạch phổi.
Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Cách ngăn ngừa bệnh lý tiến triển mà người bệnh nên biết 2
Đau ngực có thể là dấu hiệu của suy tim độ 1

Suy tim độ 1 có nguy hiểm không?

Vậy người ở giai đoạn 1 của phân độ suy tim có nguy hiểm không? Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng như các giai đoạn sau nhưng bệnh suy tim độ 1 vẫn mang theo những rủi ro không nên bỏ qua.

Suy tim độ 1 là tín hiệu cho thấy sự suy yếu dần dần của cơ tim. Mặc dù ở giai đoạn này cơ tim vẫn hoạt động tương đối tốt nhưng nếu không được điều trị và quản lý hiệu quả, tình trạng bệnh có thể tiến triển thành suy tim độ cao hơn, khi cơ tim không thể hoạt động đáp ứng yêu cầu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bệnh vẫn có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Triệu chứng như mệt mỏi, khó thở và giới hạn vận động thể chất làm hạn chế khả năng tham gia vào các hoạt động thường ngày.

Biện pháp điều trị suy tim độ 1 hiệu quả

Điều trị suy tim độ 1 tập trung vào việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và duy trì tình trạng tim mạch ổn định. Dưới đây là những biện pháp điều trị hiệu quả.

Đầu tiên, thay đổi lối sống là một phần quan trọng của việc điều trị suy tim độ 1, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối trong khẩu phần ăn để giảm sự tích tụ dịch trong cơ thể. Tăng cường khẩu phần thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu omega-3.
  • Tập thể dục hợp lý: Tùy theo khả năng của từng người, tập thể dục đều đặn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng khả năng vận động.
Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Cách ngăn ngừa bệnh lý tiến triển mà người bệnh nên biết 3
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn giúp giảm triệu chứng sưng phù

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị nội khoa bao gồm các loại thuốc như:

  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE): Thuốc này giúp giãn mạch máu, làm giảm áp lực trên cơ tim, cải thiện chức năng cơ tim.
  • Chất ức chế receptor angiotensin (ARBs): Tương tự như ACE inhibitors, ARBs cũng giúp giảm áp lực trên cơ tim và mạch máu.
  • Beta-blockers: Giúp kiểm soát nhịp tim, giảm căng thẳng trên cơ tim, cải thiện khả năng bơm máu của cơ tim.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu: Giúp thải nước và muối khỏi cơ thể, giảm tải trọng cho cơ tim.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được đánh giá chức năng cơ tim thường xuyên thông qua thăm khám lâm sàng kết hợp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định sự tiến triển của bệnh. Đồng thời, những nguyên nhân gây suy tim như tăng huyết áp, đái tháo đường cần được kiểm soát tốt để ngăn chặn suy tim tiến triển.

Suy tim độ 1 có nguy hiểm không? Cách ngăn ngừa bệnh lý tiến triển mà người bệnh nên biết 4
Phối hợp các loại thuốc giúp người bệnh kiểm soát bệnh hiệu quả

Thông qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới độc giả thông tin hữu ích về suy tim độ 1 bao gồm nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cùng biện pháp điều trị như thay đổi thói quen sinh hoạt, can thiệp nội khoa. Đừng quên đón chờ những bài viết sắp tới với nhiều chủ đề đa dạng của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin