Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Suy tim độ 3 sống được bao lâu? Quá trình điều trị cho người suy tim độ 3

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ

Suy tim độ 3 là tình trạng gần cuối của bệnh suy tim. Đến giai đoạn này người bệnh sẽ phải đối mặt nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, có thể đe dọa trực tiếp mạng sống của bản thân. Vậy suy tim độ 3 sống được bao lâu?

Suy tim độ 3 sống được bao lâu thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là sự phối hợp điều trị của người bệnh, cùng với sự kiên trì, đồng thời cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Vậy triệu chứng của suy tim độ 3 là gì? Biến chứng của chúng ra sao? Quá trình điều trị như thế nào? Mọi vấn đề này Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Triệu chứng của suy tim độ 3

Suy tim là hiện tượng tim không cung cấp đủ máu cho nhu cầu của cơ thể. Suy tim độ 3 là ở mức độ trung bình dựa vào hệ thống phân loại suy tim của Hiệp hội tim mạch New York (NYHA). Khi bước vào giai đoạn này, triệu chứng của người bệnh trở nên rõ ràng hơn, thậm chí việc đi bộ, leo cầu thang… cũng trở nên mệt mỏi khó khăn. Các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Mệt mỏi: Tình trạng này xảy ra là do thiếu máu, nhất là khi người bệnh gắng sức làm gì đó. Càng đến gần giai đoạn cuối thì mệt mỏi, uể oải hơn do tim không nhận được máu và cơ thể bị thiếu oxy.
  • Chứng phù: Do sự dồn chất dịch lỏng lại. Hiện tượng này không những xuất hiện tại phổi mà còn xuất hiện tại tứ chi, nhất là ở bàn chân, mắt cá chân, chân, bụng.
  • Rối loạn nhịp tim: Triệu chứng tim đập nhanh, mạnh và đập dồn dập. Điều này khiến cho người mắc suy tim độ 3 sợ hãi, có thể khiến họ phải đi cấp cứu.
  • Chán ăn: Người bị suy tim độ 3 luôn cảm thấy đầy bụng, buồn nôn, cảm giác chán ăn và bị mất hết sức lực do bị thiếu dinh dưỡng nếu triệu chứng chán ăn cứ kéo dài.
  • Khó thở, ho khan: Người mắc suy tim độ 3 thường bị thức giấc vào ban đêm do khó thở, ho khan khi nằm ngủ. Lúc này, bệnh nhân biểu hiện có lúc thở khò khè, có lúc ho đờm màu trắng hoặc màu đỏ.
  • Suy giảm trí nhớ: Khi hoạt động của tim không được tốt, khiến nồng độ natri trong máu cũng có sự biến đổi khá nhiều. Do đó trí nhớ bị suy giảm, cảm thấy mất đi phương hướng khi bị các cơn đau cấp hoặc từ suy tim độ 3 phát triển nên suy tim giai đoạn cuối.
Suy tim độ 3 sống được bao lâu? Quá trình điều trị cho người suy tim độ 3 1
Khó thở, ho khan là những triệu chứng thường thấy của bệnh suy tim độ 3

Một số biến chứng của suy tim độ 3

Khi bị suy tim độ 3, người bệnh không kiểm soát hay điều trị tốt tình trạng bệnh thì có khả năng cao bệnh phát triển sang giai đoạn suy tim độ 4 - giai đoạn cuối. Ở giai đoạn suy tim độ 4, người bệnh bị mất đi chức năng hoạt động cơ thể và nguy cơ tử vong rất cao.

Không chỉ vậy, người bệnh suy tim độ 3 không điều trị tốt thì có thể gặp một số biến chứng như sau:

  • Thiếu máu: Khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và yếu ớt, đồng thời làm cho áp lực của tim tăng lên.
  • Phù phổi: Tình trạng này tác động trực tiếp đến mạng sống người bệnh nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời.
  • Gan tổn thương: Có thể gây ra bệnh xơ gan tim.
  • Suy thận: Với các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, co giật, hôn mê, giảm lượng nước tiểu…
  • Rối loạn nhịp tim: Tim đập như đánh trống ngực, gây ngất xỉu, khiến tình trạng suy tim nghiêm trọng hơn, nguy cơ đột quỵ tăng cao.
  • Hẹp, hở van tim: Có thể gây ra hiện tượng rung nhĩ, rung thất… Điều này cũng làm cho bệnh suy tim thêm nghiêm trọng hơn.
  • Đột quỵ: Đây là tình trạng mất đi khả năng nhận thức, vận động, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Như vậy, suy tim độ 3 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh nhân suy tim độ 3 sống được bao lâu?

Suy tim độ 3 sống được bao lâu? Quá trình điều trị cho người suy tim độ 3 2
Đột quỵ là biến chứng mất đi khả năng nhận thức, thậm chí gây ra tử vong

Suy tim độ 3 sống được bao lâu?

Người mắc bệnh suy tim muốn kéo dài sự sống thì sẽ tùy thuộc vào các vấn đề như thời gian phát hiện ra bệnh, cấp độ bệnh, bệnh đi kèm, quá trình đáp ứng điều trị và thói quen sống hằng ngày của người bệnh. Vấn đề đặt ra là suy tim độ 3 sống được bao lâu?

Với trường hợp người suy tim độ 3 là do hở van tim, đồng thời được phát hiện ra bệnh sớm, cấu trúc hoạt động của tim vẫn còn khá ổn định thì có thể điều trị suy tim bằng cách làm phẫu thuật thay van tim. Đối với trường hợp suy tim độ 3 do bệnh mạch vành, có thể điều trị suy tim bằng cách đặt ống stent chống tắc hẹp, điều này sẽ giúp người mắc suy tim độ 3 sẽ có tuổi thọ kéo dài tương đương với người bình thường.

Tóm lại, suy tim độ 3 sống được bao lâu thì đó đều là do sự phối hợp của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh, cùng với đó là tình trạng của bệnh đi kèm, quan trọng là ý thức ngăn ngừa bệnh tiến triển cũng như là điều chỉnh một lối sống khoa học, lành mạnh. Nếu người bệnh có thể giữ vững tinh thần, quyết tâm kiên trì điều trị, thì có khả năng người bị suy tim độ 3 còn sống lâu hơn người bị suy tim độ 1.

Suy tim độ 3 sống được bao lâu? Quá trình điều trị cho người suy tim độ 3 3
Suy tim độ 3 sống được bao lâu phụ thuộc vào thời gian phát bệnh, quá trình điều trị

Một số lưu ý trong quá trình điều trị suy tim độ 3

Suy tim độ 3 sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị suy tim độ 3. Cụ thể như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống cho người mắc suy tim độ 3

Bệnh nhân cần cân bằng chế độ ăn mỗi ngày với một số quy tắc căn bản như:

  • Không ăn nhiều muối, tốt nhất là mỗi ngày không nên ăn quá 2g muối.
  • Ăn những thực phẩm chứa chất béo có lợi như quả bơ, dầu olive, hạt chia…
  • Không ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn, thực phẩm được chế biến với nội tạng động vật.
  • Thay đổi thực đơn ăn mỗi ngày, ưu tiên ăn những loại rau củ quả xanh tươi, giàu chất xơ và vitamin.
  • Mua chọn những loại thực phẩm hữu cơ, không có chứa thuốc trừ sâu, ăn các thực phẩm tươi ngon theo từng mùa.

Uống đồ uống lành mạnh

Người bị suy tim độ 3 nên tránh uống rượu, bia, các đồ uống có chứa chất kích thích, đồ uống có ga, nước ngọt. Thay vào đó, người bệnh nên uống nước tinh khiết, trung bình mỗi ngày nên uống 2 lít nước nhằm tránh tình trạng phù do tích trữ nhiều chất lỏng.

Bổ sung vitamin D

Người bệnh suy tim độ 3 có thể tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể, đồng thời cũng giúp cải thiện lưu lượng máu. Tuy nhiên, người bệnh không nên tắm nắng ngoài trời quá lâu bởi vì người bệnh sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt.

Đi bộ bằng chân trần trên đất

Phương pháp tuy rất đơn giản, nhưng nó công dụng cung cấp các ion tự do, điều này giúp cho mức độ nhớt (đặc) của máu được giảm đi, đồng thời giữ cho động mạch không bị tổn hại. Không chỉ vậy, việc đi bộ bằng chân trần còn có thể hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu toàn cơ thể. Nhưng cần lưu ý, đi chân trần trên các mặt sàn sạch sẽ, tránh đi ở những những khu vực kém vệ sinh.

Thường xuyên tập thể dục

Mỗi ngày, người bệnh nên tập những bài thể dục nhẹ tối thiểu 30 phút để cải thiện chức năng vận động giúp trái tim khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trong lúc tập thể dục, người bệnh nên theo dõi sự thay đổi của bản thân, nếu cảm thấy có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở hoặc đau ngực thì ngừng luôn động tác tập thể dục.

Một số bài tập điều trị hiệu quả bệnh suy tim, bệnh nhân có thể thử như động tác nhún vai:

  • Xoay cổ sang bên trái, bên phải;
  • Căng hông và lưng;
  • Căng giãn bắp tay, cơ dưới bắt tay;
  • Căng giãn cơ đùi và bắp chân;
  • Thư giãn, xoa bóp mắt cá chân;
  • Kéo giãn cơ hông.
Suy tim độ 3 sống được bao lâu? Quá trình điều trị cho người suy tim độ 3 4
Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện chức năng vận động, khiến tim khỏe hơn

Thực hiện nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ

Tùy vào tình trạng bệnh suy tim độ 3 của từng người bệnh, mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị bằng thuốc, phẫu thuật… Theo đó, người bệnh nên thực hiện nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc hoặc uống sai liều lượng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp suy tim độ 3 sống được bao lâu cho bạn đọc. Nếu không điều trị tốt, thì người bệnh có thể sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống người bệnh. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin