Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu chung về bệnh lý suy tim độ 2

Ngày 27/08/2023
Kích thước chữ

Suy tim độ 2 là một tình trạng bệnh lý tim mạch phức tạp và tiềm ẩn nguy hiểm mà hàng triệu người trên khắp thế giới đang phải đối mặt. Trong bài viết sau đây, cùng tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý suy tim độ 2, từ nguyên nhân, dấu hiệu đến phương pháp điều trị.

Suy tim độ 2 được xem là một giai đoạn tiến triển của suy tim, bệnh lý này là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng tim hoạt động hiệu quả và cung cấp máu và oxy cho toàn bộ cơ thể.

Suy tim độ 2 là bệnh gì?

Suy tim độ 2 là sao? Suy tim cấp độ 2 được phân loại theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA). Đây là một trong những dạng suy tim mà có mức độ hạn chế hoạt động thể chất nhẹ. Cụ thể, ở cấp độ này, bệnh nhân có cảm giác thoải mái khi nghỉ ngơi, nhưng khi tham gia vào các hoạt động thể chất thông thường, họ bắt đầu trải qua sự mệt mỏi, đau ngực và khó thở - những triệu chứng điển hình cho suy tim.

Tìm hiểu chung về bệnh lý suy tim độ 2 1
Suy tim độ 2 là một trong các giai đoạn của bệnh suy tim

Các dấu hiệu của suy tim giai đoạn 2

Các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh nhân suy tim giai đoạn 2 là cảm thấy mệt mỏi, đau ngực và khó thở khi thực hiện các hoạt động như đi bộ, leo cầu thang, tập thể dục, hoặc nâng vác đồ nặng. Ngoài ra, trong giai đoạn này, người bệnh suy tim cũng có thể gặp các triệu chứng sau đây:

  • Cảm thấy ho khan, và có thể kéo dài trong một thời gian dài;
  • Nhịp tim tăng nhanh;
  • Giảm khả năng tập trung và chú ý;
  • Sưng mắt cá chân hoặc sưng chân;
  • Tiểu nhiều hơn vào ban đêm;
  • Gặp chứng hoa mắt chóng mặt thường xuyên và cảm giác choáng váng;
  • Cảm thấy nặng ngực;
  • Cảm giác tê bì ở chân tay và cảm giác lạnh ở đầu ngón tay và ngón chân.

Các triệu chứng trong giai đoạn này thường có mức độ nhẹ và thường giảm đi nhanh chóng khi người bệnh nghỉ ngơi.

Tìm hiểu chung về bệnh lý suy tim độ 2 2
Nhịp tim tăng nhanh là một trong các dấu hiệu của suy tim độ 2

Suy tim độ 2 sống được bao lâu?

Không thể dự đoán chính xác tiên lượng cho bệnh nhân suy tim ở giai đoạn này do nó phụ thuộc vào tình trạng tổn thương của cơ tim, cùng với tuổi tác, lối sống, các bệnh lý đồng kèm và khả năng phản ứng với điều trị của mỗi người.

Thường thì tiên lượng của bệnh nhân suy tim giai đoạn 2 sẽ tốt hơn so với những người ở giai đoạn 3 và 4. Những người trẻ tuổi thường có sức khỏe tốt hơn và ít mắc các bệnh lý đồng kèm, do đó, tiên lượng của họ sẽ tốt hơn so với những người cao tuổi có sức khỏe suy giảm và nhiều bệnh lý khác.

Để kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, đồng thời hạn chế biến chứng, rất quan trọng khi chức năng của cơ tim vẫn còn tốt là thực hiện điều trị một cách nghiêm túc và đúng phương pháp dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Đồng thời, việc thay đổi lối sống sang một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng.

Suy tim độ 2 có chữa được không?

Mặc dù ở giai đoạn nhẹ, bệnh suy tim đã có khả năng hạn chế hoạt động thể chất, gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu không được điều trị hiệu quả, tình trạng suy tim sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và tiến triển thành suy tim giai đoạn 3.

Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể trải qua những dấu hiệu sau:

  • Đau ngực, khó thở, mệt mỏi, và cảm giác đè ép ở vùng tim thường xuyên hơn, thậm chí khi đang nghỉ ngơi;
  • Sự suy giảm nghiêm trọng về thể lực;
  • Nhịp tim không đều;
  • Sưng chân, đặc biệt là sưng ở mắt cá chân và bàn chân;
  • Ho, khó thở do tắc nghẽn phổi;
  • Tăng cân;
  • Tiểu nhiều hơn vào ban đêm.
Tìm hiểu chung về bệnh lý suy tim độ 2 3
Ho và khó thở xảy ra khi suy tim độ 2 chuyển biến nặng

Điều trị suy tim ở giai đoạn 2 như thế nào?

Tương tự như suy tim chung, suy tim giai đoạn 2 không thể được chữa khỏi hoàn toàn và không thể đảo ngược. Mục tiêu của việc điều trị trong giai đoạn này là cải thiện triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, phòng ngừa các biến chứng và kéo dài tuổi thọ cũng như duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Việc điều trị suy tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị càng sớm, triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Các phương pháp điều trị bao gồm:

Điều trị suy tim giai độ 2 bằng thuốc

Trong giai đoạn 2 của suy tim, sử dụng các loại thuốc nhằm cải thiện khả năng bơm máu của tim, ngăn chặn sự hình thành hoặc phá vỡ cục máu đông, giảm nhịp tim, loại bỏ natri dư thừa và bổ sung kali, giảm mức cholesterol...

Các loại thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của bệnh nhân, bao gồm mức độ suy tim, tiền sử bệnh lý, dị ứng với thuốc,... Bệnh nhân cần tuân thủ đúng đơn thuốc và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa nếu muốn thay đổi bất kỳ thành phần nào trong đơn thuốc.

Trong trường hợp không đạt được phản ứng từ thuốc, các bác sĩ có thể xem xét thực hiện các biện pháp can thiệp hoặc phẫu thuật.

Thay đổi lối sống để quản lý suy tim độ 2

Việc duy trì một lối sống lành mạnh và từ bỏ những thói quen xấu có vai trò quan trọng trong việc điều trị suy tim giai đoạn 2. Có một số biện pháp cải thiện lối sống được khuyến nghị cho bệnh nhân suy tim, bao gồm:

  • Theo dõi cân nặng hàng ngày và thông báo cho bác sĩ nếu cân nặng tăng quá nhanh;
  • Từ bỏ hút thuốc lá;
  • Giới hạn lượng muối để tránh việc cơ thể giữ nước;
  • Tăng cường tiêu thụ rau quả tươi;
  • Giảm lượng chất béo xấu (chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa) và thay thế bằng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh;
  • Hạn chế việc uống cồn, cafein và nước có ga;
  • Tập luyện hàng ngày, tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn những bài tập phù hợp với tình trạng tim mạch của bạn.

Kiểm tra định kỳ

Những người đã được chẩn đoán mắc suy tim giai đoạn 2, ngay cả khi tình trạng bệnh được cải thiện, nên đi khám định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần. Nếu bạn thấy các dấu hiệu bệnh trở nặng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch và đi khám sớm để được kiểm tra và điều chỉnh phương pháp điều trị.

Thông tin trong bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về suy tim độ 2 và những nguy cơ tiềm ẩn. Hãy luôn tự theo dõi sức khỏe của mình, đặc biệt khi có những yếu tố nguy cơ về tim mạch, để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin