Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ nhỏ ở những tháng đầu đời thường sẽ bị giật mình vì âm thanh lớn hoặc có tiếng động mạnh. Đây là một loại phản xạ không tự chủ thường thấy ở trẻ sơ sinh. Phản xạ này kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ và trong khoảng thời gian nhất định hiện tượng này sẽ dần biến mất.
Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh đôi khi kèm theo quấy khóc vào ban đêm, khiến nhiều phụ huynh thắc mắc và cảm thấy lo ngại. Để hiểu rõ về giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời, cũng như vì sao trẻ sơ sinh lại có phản ứng giật mình, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.
Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh thường sẽ có hai giai đoạn sau:
Trên thực tế, không có biện pháp để ngăn chặn phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh xảy ra. Đây được coi như là một phản xạ bình thường của cơ thể trẻ trong những tháng đầu đời, mẹ có thể yên tâm là bé đang hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, mặc dù phản xạ này thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vài giây, nhưng trong một số trường hợp, trẻ có thể thức giấc và quấy khóc.
Có hai nhóm nguyên nhân được phân chia theo tính chất, bao gồm phản ứng sinh lý tự nhiên và phản xạ do bệnh lý.
Đây là phản xạ sinh lý bình thường vì cơ thể trẻ chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Một số nguyên nhân có thể gây ra phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Nếu tình trạng này chỉ xảy ra trong vài giây rồi sau đó hết ngay lập tức và giấc ngủ của trẻ không bị gián đoạn thì đó là phản ứng bình thường, bố mẹ không nên lo lắng quá nhiều.
Một số nguyên nhân liên quan đến bệnh lý gây phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh như chứng trào ngược dạ dày (nhất là khi trẻ được cho bú quá no), tổn thương hệ thần kinh trung ương, thiếu canxi, bệnh lý tim bẩm sinh. Đây là những nguyên nhân khiến cho trẻ ngủ không ngon giấc dễ bị giật mình.
Ngoài ra, tình trạng sốt cao ở trẻ cũng có thể gây giật mình khi ngủ ở trẻ. Vì thế, phụ huynh cần theo dõi thêm qua việc ghi nhận tình trạng này kéo dài bao lâu và có những điểm bất thường nào khác nữa không. Qua đó, giúp bố mẹ trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trong quá trình thăm khám, để có được sự tư vấn phù hợp trong việc điều trị.
Sau đây là những lưu ý giúp giảm thiểu phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh.
Tiếng ồn là nguyên nhân chính của phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bố mẹ cần đảm bảo phòng ngủ được cách âm tốt để duy trì giấc ngủ ngon cho trẻ. Đồng thời, môi trường ngủ của trẻ cũng nên có không khí thoáng mát ở nhiệt độ phù hợp, tránh gió lùa để giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.
Giữ cường độ ánh sáng trong phòng ở mức dịu nhẹ. Không tắt mở đột ngột nguồn sáng cũng là biện pháp giúp trẻ đỡ bị giật mình. Hơn nữa, không nên tắt đèn hoàn toàn khi đi ngủ, vì mẹ sẽ không thể theo dõi và phát hiện những bất thường nếu có khi trẻ đang ngủ. Do đó, môi trường ngủ của trẻ vào ban đêm nên có ánh sáng nhẹ và dịu, điều này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, đồng thời giúp mẹ dễ dàng chăm sóc trẻ trong đêm.
Một số lưu ý về chăm sóc trẻ sơ sinh trước và trong lúc ngủ để giúp trẻ không bị giật mình như sau:
Trước khi trẻ tự ngủ, mẹ nên ôm trẻ một lát và từ từ đặt trẻ xuống giường khi trẻ đã ngủ say. Cụ thể là mẹ nên giữ em bé gần với cơ thể của mẹ khi đặt chúng xuống và chỉ nhẹ nhàng thả bé ra sau khi lưng bé chạm vào nệm. Trong những tháng đầu đời mẹ nên giữ trẻ bên cạnh mẹ, nhưng không nên đặt trẻ trong tư thế quá gần (nằm ngay dưới cánh tay mẹ) để giảm cảm giác lệ thuộc quá mức.
Quấn khăn cho trẻ khỏi giật mình có thể coi như là một kỹ thuật mô phỏng không gian gần gũi, ấm cúng trong bụng mẹ, điều này sẽ làm cho trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm. Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn mềm, mỏng để đắp hoặc quấn quanh người bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên lựa chọn khăn quá dày và không quấn khăn quá chặt vì có thể khiến trẻ khó chịu.
Khuyến khích trẻ vận động thể chất nhiều hơn bằng cách cho trẻ co duỗi cơ chân và tay ở tư thế đạp xe, giúp trẻ dễ dàng kiểm soát phản xạ của mình, hạn chế giật mình. Khi tạo cho trẻ không gian để duỗi tay và chân, điều này sẽ giúp làm săn chắc và tăng cường cơ bắp của trẻ. Tuy nhiên, trong khi trẻ vận động hoặc khi bế trẻ, thì bố mẹ nên chú ý cẩn thận hỗ trợ vị trí của phần đầu và cổ của trẻ đúng cách.
Trong một số trường hợp đặc biệt, khi bố mẹ đã làm tất cả những cách trên mà bé vẫn giật mình thường xuyên, theo đó là các dấu hiệu bất thường như quấy khóc quá mức, bú kém, đổ mồ hôi thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Có những nhóm phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh không chỉ đơn thuần là sinh lý bình thường của cơ thể và cần được thăm khám, bao gồm:
Như vậy, bài viết trên là những thông tin liên quan đến phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh, mong rằng đây là những kiến thức bổ ích đối với bạn đọc.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.