Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm âm đạo là căn bệnh quen thuộc đối với nhiều chị em phụ nữ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu viêm âm đạo cực đơn giản, hiệu quả tại nhà!
Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 90% phụ nữ Việt Nam từng mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Mỗi năm, con số này sẽ tăng lên từ 15 - 27%. Trong đó, căn bệnh phổ biến nhất là viêm âm đạo. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm âm đạo để đưa ra phương pháp điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ giúp chị em hạn chế được những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm, khiến cho âm đạo bị ngứa, rát, có mùi hôi và tiết dịch bất thường. Viêm âm đạo do rất nhiều yếu tố gây nên, đó là:
Theo thống kê của Bộ Y tế, ⅓ phụ nữ Việt Nam đã từng xuất hiện dấu hiệu viêm âm đạo trong suốt cuộc đời, ngay cả khi đã bước vào độ tuổi mãn kinh. Vậy viêm âm đạo có nguy hiểm không? Bệnh này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, nhưng lại có diễn biến rất nhanh và có khả năng tái phát nhiều lần. Hơn nữa, nó còn có thể kéo theo nhiều biến chứng khác nhau như: Viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm dính tắc vòi trứng, viêm vùng chậu,...
Viêm âm đạo được hiểu đơn giản là tình trạng cơ quan sinh dục của nữ giới bị viêm nhiễm, gây ngứa, rát và xuất hiện mùi hôi khó chịu. Viêm âm đạo nếu không được khám chữa kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng khác như: Viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm dính tắc vòi trứng, viêm vùng chậu,...
Đến nay, các bác sĩ đã thống kê được một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm âm đạo ở nữ giới, có thể kể đến là:
Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất tạo nên các dấu hiệu viêm âm đạo. Trong môi trường âm đạo của người phụ nữ, vốn dĩ đã có sự xuất hiện của vi khuẩn lactobacillus, có nhiệm vụ bảo vệ âm đạo khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn kỵ khí gây bệnh.
Tuy nhiên, do sự mất cân bằng độ pH bên trong âm đạo, quan hệ tình dục không an toàn hoặc vệ sinh âm đạo không đúng cách, vi khuẩn kỵ khí sẽ chiếm ưu thế hơn, sinh sôi và phát triển quá mức gây ra bệnh viêm âm đạo.
Bên cạnh vi khuẩn, nấm Candida cũng được coi là tác nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này. Viêm âm đạo do nhiễm nấm thường tái đi tái lại, khiến người bệnh phải điều trị trong thời gian rất dài. Loại nấm này cũng được tìm thấy nhiều ở những vị trí ẩm ướt khác trên cơ thể như: Miệng, khóe móng, nếp gấp da,...
Tính đến nay, có rất nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh viêm âm đạo như: Trichomonas vaginalis, Chlamydia, Herpes, Gonorrhea, Campylobacter, Mycoplasma,… Trong hầu hết các trường hợp, chị em thường nhiễm bệnh do lây từ hậu môn sang âm đạo, hoặc do lây qua đường tình dục.
Nhiều người cho rằng, chỉ phụ nữ có thai hoặc đã lập gia đình thì mới có khả năng cao mắc bệnh viêm âm đạo. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng các sản phẩm vệ sinh có chứa chất tẩy rửa cao như: Xà phòng thơm, bao cao su, thuốc tẩy âm đạo,... cũng có thể khiến vùng kín bị nhiễm trùng, viêm nhiễm phụ khoa, dẫn đến viêm âm đạo.
Như đã nói ở trên, việc phát hiện sớm tình trạng viêm âm đạo có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe sinh sản. Đồng thời, tiết kiệm được tối đa công sức, tiền bạc và thời gian. Nếu nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh, bạn có thể căn cứ vào 4 dấu hiệu viêm âm đạo đặc trưng nhất là:
Thông thường, âm đạo vẫn luôn tiết ra một lượng dịch nhất định để cân bằng độ pH bên trong âm đạo và làm sạch một cách tự nhiên. Nếu “cô bé” khỏe mạnh, dịch âm đạo sẽ có màu trắng ngà hoặc đục nhẹ, lỏng và có mùi hơi tanh.
Ngược lại, khi bị viêm âm đạo, khí hư sẽ tiết ra nhiều bất thường, có kết cấu đặc, vón cục và có mùi hôi. Khí hư có màu vàng, xanh, xám, thậm chí là lẫn mủ là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm âm đạo do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa vùng kín dai dẳng, nóng rát, thậm chí là đau nhói. Triệu chứng này lại càng phổ biến ở những chị em bị viêm âm đạo do tác nhân nấm, tạp khuẩn, khuẩn lậu hay trùng roi,… gây nên. Tình trạng đau rát còn xuất hiện rõ rệt khi quan hệ tình dục, do thiếu dịch âm đạo bôi trơn.
Người mắc viêm âm đạo mãn tính hoặc cấp độ viêm nặng sẽ thường xuyên cảm thấy đau tức vùng bụng dưới, đi kèm với tiểu buốt, tiểu rắt và sốt cao. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đề phòng tình trạng viêm lan rộng đến các vị trí khác như: Tử cung, cổ tử cung,... ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
Kinh nguyệt của người khỏe mạnh sẽ cách nhau khoảng 28 - 32 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt không đều, kỳ “đèn đỏ” kéo dài nhiều ngày cũng có thể là những dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh viêm âm đạo.
Đặc biệt, nếu máu chảy ít, có màu đen và không xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt thì rất có thể các tác nhân gây viêm âm đạo đã tấn công đến các mô khác. Từ đó, tạo thành vết thương và gây chảy máu.
Khi phát hiện bản thân xuất hiện những dấu hiệu viêm âm đạo, bạn không tự ý uống thuốc mà nên tuân thủ nghiêm túc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây:
Khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu viêm âm đạo, bạn nên chủ động thăm khám và tuân thủ nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy chia sẻ rộng rãi kiến thức bổ ích này tới người thân và bạn bè để bảo vệ sức khỏe của phái nữ nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.