Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan là một dạng tổn thương ở trong gan đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, những biến chứng nặng gây ung thư mà tình trạng này để lại sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể giúp giải độc, tổng hợp protein, sản xuất mật, lọc máu… Theo nghiên cứu, gan có thể thực hiện đến 500 chức năng khác nhau. Chính vì thế, gan dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh hơn so với các bộ phần còn lại khác trong cơ thể. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn về bệnh huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan và cách điều trị.
Tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa xảy ra khi một hoặc nhiều nhánh của tĩnh mạch cửa bị tắc do cục máu đông. Xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan là nguyên nhân chủ yếu gây huyết khối tĩnh mạch. Ngoài ra, các bệnh ở tụy - mật, đại tràng, rối loạn đông máu cũng dễ gây bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, huyết khối tĩnh mạch sẽ ở dạng cấp tính hoặc mãn tính.
Tĩnh mạch cửa gan là nơi nhận máu từ các cơ quan khác như dạ dày, ruột non, ruột già, tụy để nuôi dưỡng gan. Khi cấu trúc gan, mô gan bị thay thế bằng mô xơ, sẹo dẫn tới huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan. Nguyên nhân chính gây ra xơ gan do uống nhiều rượu, viêm gan siêu vi B và C, gan nhiễm mỡ. Các dạng huyết khối tĩnh mạch cửa xơ gan thường gặp bao gồm:
Huyết khối tĩnh mạch cửa có thể làm tăng áp lực tĩnh mạch lên gan. Trường hợp nặng, tĩnh mạch giãn, vỡ và gây ra xuất huyết, đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan. Chính vì thế, bạn cần theo dõi các triệu chứng và đi thăm khám, điều trị kịp thời huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan.
Huyết khối tĩnh mạch cửa xơ gan gây ra tổn thương biểu mô và chức năng gan, nặng hơn là ung thư gan. Vậy nguyên nhân sinh ra huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan là gì?
Ở giai đoạn cấp tính, ở bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng bị đầy bụng, đau bụng, chán ăn, buồn nôn… Nếu không chú ý có thể nhầm sang bệnh rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan mãn tính là mức độ nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng dễ nhận biết như lách to, cổ trướng hay tuần hoàn bàng hệ. Nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện trên là do tĩnh mạch thực quản chịu nhiều áp lực nên bị giãn hoặc vỡ.
Các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm Doppler ổ bụng để làm xét nghiệm ban đầu. Nếu thấy hình ảnh của huyết khối bất thường thì có thể bạn đang bị huyết khối tĩnh mạch cửa trong. Tuy nhiên, sẽ rất khó để nhìn ra được huyết khối ở các bệnh nhân béo phì hoặc đường ruột có nhiều khí.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp CT hoặc MRI đường mật để xác định chính xác tình trạng bệnh. Cách này sẽ giúp phát hiện được các dấu hiệu thiếu máu cục bộ, nhồi máu ruột. Chụp MRI thường được áp dụng cho bệnh nhân suy nhược nặng, suy thận hoặc khó tiếp cận tĩnh mạch cửa.
Bước cuối cùng là đi nội soi đường ruột để xác định vị trí huyết khối ở thực quản hoặc niêm mạc dạ dày. Từ đó, đánh giá được mức độ và khả năng biến chứng của huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan.
Tùy vào mức độ của huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan, có nhiều phương pháp điều trị. Cụ thể là 5 phương pháp điển hình sau đây:
Phát hiện huyết khối tĩnh mạch cửa giúp phòng ngừa tắc lòng mạch, xơ hóa tĩnh mạch. Phương án tốt nhất là tiến hành phẫu thuật mở tĩnh mạch cửa lấy huyết khối ra. Phẫu thuật được chỉ định đối với các trường hợp cấp tính, huyết khối ở thân chính hoặc nhánh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể thực hiện phẫu thuật gồm:
Phương pháp này sử dụng clamp kẹp 2 đầu tĩnh mạch cửa. Sau đó, bác sĩ tiến hành cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị tắc và dùng mạch nhân tạo nối lại. Lưu ý, đoạn mạch nhân tạo phải có chiều dài và đường kính tương đương với đoạn đã bị cắt đi.
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp u tụy, u đường mật xâm lấn tĩnh mạch cửa. Các trường hợp bị u di căn hoặc tim mạch, hô hấp, rối loạn đông máu trong xơ gan không được chỉ định dùng.
Khi thực hiện điều trị huyết khối tĩnh mạch cửa đối với những người xơ gan, bệnh nhân còn có thể được chỉ định dùng các loại thuốc chống đông máu phổ biến như heparin, kháng vitamin K. Thời gian sử dụng thuốc kéo dài tối thiểu trong 6 tháng.
Đối với các trường hợp cấp tính, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc làm tan huyết khối. Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi xuyên thấu để truyền thuốc vào trong động mạch mạc treo tràng trên hoặc tĩnh mạch cửa. Đối với bệnh nhân bị hoại tử ruột, có thể tiến hành phẫu thuật thăm dò trước khi truyền thuốc.
Đây là phương pháp tạo đường thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong. Từ đó, tái tạo lại tĩnh mạch cửa và phòng ngừa huyết khối phát triển. TIPS là phương pháp rất khó thực hiện, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao.
Một số biến chứng có thể gặp khi làm TIPS như não gan, rối loạn chức năng gan hoặc thất lạc ống nối. TIPS được chỉ được dùng khi bệnh nhân không thể điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế để phòng ngừa và ngăn chặn được những nguy cơ mắc phải, bạn cần chú ý tới những điều dưới đây:
Huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan là tình trạng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Vì vậy, bạn cần theo dõi cơ thể thường xuyên để phát hiện kịp thời những bất thường. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích tới bạn. Theo dõi thêm nhiều bài viết tiếp theo để có kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: vinmec.com, hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.