Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì? Những lưu ý cần biết

Ngày 15/05/2024
Kích thước chữ

Tuyến thượng thận đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết, huyết áp và các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến thượng thận bị tổn thương hoặc ung thư thì phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận là một biện pháp được các bác sĩ xem xét. Vậy cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì?

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận là một phương pháp điều trị triệt để bệnh ung thư tuyến thượng thận. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro cho sức khoẻ khi thực hiện loại phẫu thuật này, Vậy cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì? Người bệnh cần lưu ý những gì sau phẫu thuật?

Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết có kích thước nhỏ nằm ở phía trên 2 quả thận, có chức năng sản xuất ra các loại hormone giúp kiểm soát và điều chỉnh hoạt động trao đổi chất, lượng đường trong máu, huyết áp và hệ miễn dịch của cơ thể.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận là phương pháp loại bỏ một hoặc cả hai tuyến thượng thận ở hai bên. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp:

  • Xuất hiện khối u lành tính hoặc ác tính tại tuyến thượng thận;
  • U tuyến thượng thận thứ phát: Tế bào ung thư ở cơ quan khác di căn đến tuyến thượng thận.

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận cần được tiến hành bởi bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao để tránh các rủi ro cho bệnh nhân. Vậy phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận diễn ra như thế nào?

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì? Những lưu ý cần biết 1
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận được chỉ định trong điều trị u tuyến thượng thận

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận diễn ra như thế nào?

Trước khi tìm câu trả lời cho vấn đề “phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì?”, mời bạn đọc hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về quy trình phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận ngay dưới đây nhé!

Theo đó, phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận được xem là một cuộc đại phẫu nên bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi tiến hành phẫu thuật. Do đó, người bệnh sẽ được yêu cầu không được ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì vào 22 giờ đêm hôm trước nhằm đảm bảo không còn gì trong dạ dày trước khi gây mê.

Một ca phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận thường kéo dài trong thời gian 3 - 5 giờ và 5 - 5 giờ kể từ khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật sang phòng hồi sức. Bên cạnh đó, phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận có thể thực hiện bằng mổ mở hoặc mổ nội soi. Cụ thể như sau:

Mổ mở

Cắt tuyến thượng thận theo phương pháp mổ mở thường được chỉ định trong trường hợp khối u có kích thước đặc biệt lớn.

Các bước cắt tuyến thượng thận theo phương pháp mổ mở tiến hành như sau:

  • Bác sĩ sẽ rạch một đường lớn ở phía dưới xương sườn hoặc ở cả hai bên cơ thể của bệnh nhân. Đường rạch này sẽ giúp bác sĩ tiếp cận được các tuyến cũng như các mạch máu nối với tuyến thượng thận.
  • Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành ngắt kết nối giữa mỗi tuyến thượng thận với các mạch máu và mô xung quanh. Sau đó, buộc các mạch máu bằng dụng cụ chuyên dụng nhằm ngăn chặn chảy máu nhiều quá mức và tiến hành lấy tuyến thượng thận ra khỏi cơ thể.
  • Bác sĩ phẫu thuật sử dụng dung dịch nước muối vô khuẩn để rửa sạch khoang bụng trước khi khâu đóng vết thương bằng chỉ khâu y khoa.

Mổ nội soi

Mổ nội soi để cắt bỏ tuyến thượng thận thường được áp dụng cho những trường hợp khối u tuyến thượng thận có kích thước nhỏ.

Phẫu thuật nội soi cắt bỏ tuyến thượng được tiến hành như sau:

  • Bác sĩ sẽ rạch các vết nhỏ trên bụng và gần rốn để có thể tiếp cận dễ dàng với tuyến thượng thận.
  • Tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một chiếc máy ảnh nhỏ vào bên trong cơ thể thông qua vết mổ để quan sát khoang bụng trên màn hình bên ngoài. Bác sĩ sẽ thấy rõ tuyến thượng thận của bệnh nhân rõ hơn.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ chuyên dụng vào bên trong khoang bụng thông qua các vết mổ và tiến hành ngắt kết nối của tuyến thượng thận rồi đốt các mạch máu để cầm máu.
  • Một túi nhựa chuyên dụng được bác sĩ đưa vào khoang bụng để đựng tuyến thượng thận đã được cắt bỏ.
  • Sau khi tuyến thượng thận cắt bỏ đã được đưa ra bên ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng các vết mổ để cầm máu.

Cắt bỏ tuyến thượng thận bằng phẫu thuật nội soi mang lại nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp mổ mở như:

  • Giảm nguy cơ xảy ra biến chứng nhiễm trùng;
  • Tỷ lệ thành công cao hơn;
  • Người bệnh ít đau đớn hơn;
  • Thời gian phục hồi sức khoẻ nhanh chóng hơn;
  • Không để lại sẹo to, xấu.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận được xem là phương pháp điều trị u tuyến thượng thận triệt để nhất. Vậy phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì?

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì? Những lưu ý cần biết 2
Phẫu thuật nội soi cắt bỏ tuyến thượng thận mang lại nhiều ưu điểm hơn

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì?

Không phải tất cả các bệnh nhân đều có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận, bởi phương pháp này chống chỉ định với người bị rối loạn đông máu. Do đó, người bệnh cần thông báo về tiền sử bệnh cũng như kiểm tra sức khoẻ toàn diện trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận để cân nhắc giữa những lợi ích và rủi ro mà người bệnh có thể phải đối mặt. Vậy phẫu thuật cắt tuyến thượng thận gây hậu quả gì?

Dưới đây là những rủi ro biến chứng sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận mà bệnh nhân có thể gặp phải, bao gồm:

  • Cảm giác đau đớn và có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau;
  • Nhiễm trùng;
  • Xuất huyết;
  • Tăng huyết áp;
  • Hình thành huyết khối trong mạch máu;
  • Tổn thương lấn sang các cơ quan xung quanh;
  • Biến chứng có liên quan đến phương pháp vô cảm;
  • Các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc vết thương sau mổ.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì? Những lưu ý cần biết 3
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì?

Một số lưu ý cần biết sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận

Những lưu ý cần biết sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận, cụ thể là:

  • Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận cần phải nghỉ ngơi và theo dõi tại phòng hồi sức. Sau khi bệnh nhân tỉnh lại và các chỉ số sinh tồn đã ổn định sẽ được chuyển về phòng bệnh thường nghỉ ngơi.
  • Đối với bệnh nhân mổ mở, người bệnh cần phải lưu lại viện 4 - 5 ngày sau phẫu thuật để theo dõi và sử dụng thuốc. Đối với bệnh nhân mổ nội soi, thời gian lưu lại viện sau phẫu thuật ngắn hơn, từ 2 - 3 ngày.
  • Bệnh nhân sẽ thấy đau đớn tại các vết rạch và sẽ được kiểm soát bằng thuốc giảm đau.
  • Đối với phẫu thuật nội soi, người bệnh có thể bị co thắt hoặc đầy hơi do vẫn còn khí trong bụng.
  • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, sử dụng thuốc và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ sau khi được ra viện.
  • Nếu gặp bất kỳ biến chứng nào thì cần báo lại ngay cho bác sĩ điều trị để có thể xử lý kịp thời nếu cần.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì? Những lưu ý cần biết 4
Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ sau khi ra viện

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận và trả lời được câu hỏi “cắt bỏ tuyến thượng thận gây hậu quả gì?”. Sau phẫu thuật và xuất viện, người bệnh cần phải tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, dùng thuốc và tái khám định kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin