Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phình động mạch lách là một dạng hiếm gặp trong các thể loại bệnh về phình mạch. Loại bệnh này không có triệu chứng lâm sàng, chúng được phát hiện khi kiểm tra ổ bụng do một nguyên nhân khác.
Phình động mạch lách không chỉ hiếm gặp mà có biến chứng rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy phình động mạch lách là gì? Nguyên nhân do đâu? Chẩn đoán và điều trị loại bệnh hiếm gặp này như thế nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.
Phình động mạch lách là một loại bệnh hiếm gặp trên lâm sàng. Chúng thường được phát hiện một cách ngẫu nhiên, có thể gặp khi khảo sát hình ảnh ổ bụng hoặc khi khám nghiệm tử thi cùng với một số nguyên nhân khác. Theo nghiên cứu, tỷ lệ trung bình người mắc phình động mạch lách khoảng 0,1%. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nhóm người có độ tuổi trên 50 tuổi. Hơn nữa, tỷ lệ mắc phình động mạch lách ở nữ giới cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai ở nửa sau của thai kỳ.
Không chỉ vậy, biến chứng của phình động mạch lách rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, thường là vỡ túi phình dẫn đến xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng, làm cho bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc vì mất máu. Theo nghiên cứu, tỷ lệ vỡ túi phình động mạch lách chiếm khoảng 3 - 10%. Tuy nhiên, một số trường hợp vỡ túi phình động mạch lách ở phụ nữ mang thai có tỷ lệ tử vong cả mẹ lẫn con chiếm hơn 80%. Khi mang thai, bà bầu có túi phình động mạch lách, có thể sẽ gặp biến chứng vỡ túi phình. Mà yếu tố làm tăng tỷ lệ vỡ túi phình động mạch lách đó là hiện tượng tăng huyết áp.
Sau đây là các nguyên nhân cũng như triệu chứng của phình động mạch lách, cụ thể như sau:
Xuất hiện tình trạng phình động mạch lách do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau dù cho cơ chế hoạt động của nó chưa được rõ ràng. Dưới đây là một số tình trạng không ổn định gây ra phình động mạch lách, cụ thể:
Nguyên nhân gây ra phình động mạch lách rất đa dạng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng tìm ra yếu tố gây bệnh. Nếu mắc phải tình trạng này thay vì tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh cần được ưu tiên nhận diện cũng như cần được điều trị bệnh kịp thời.
Thông thường, phình động mạch lách chưa xảy ra biến chứng thì không có triệu chứng lâm sàng. Khi đó người bệnh sống với túi phình rất bình thường như không phải mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu phình quá to thì người bệnh có thể thấy đau tức, âm ỉ ở bụng.
Nhưng túi phình động mạch bị vỡ ra thì triệu chứng điển hình của vỡ túi phình đó là đau bụng dữ dội. Chúng thường xuất hiện một cách đột ngột, vì thế nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thì người bệnh có thể sẽ rơi vào trạng thái sốc do mất máu quá nhiều. Khi đó các biểu hiện của người bị sốc thường là các chi lạnh ẩm, thay đổi mạch huyết áp, rối loạn tri giác. Khám người bệnh có thể phát hiện ra gõ đục vùng thấp hoặc phản ứng với thành bụng. Ngoài ra, theo ghi nhận có một số trường hợp khi vỡ túi phình động mạch lách còn gây xuất huyết vào các nội tạng bên trong ổ bụng như dạ dày, đại tràng hoặc tụy.
Phình động mạch lách sẽ được chẩn đoán thông qua hình ảnh. Việc quan sát hình ảnh sẽ giúp bác sĩ đánh giá hình dạng của động mạch lách, quan sát kích thước, vị trí túi phình cũng như mức độ ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Ngoài ra, khi túi phình động mạch lách vỡ ra, xảy ra hiện tượng xuất huyết trong ổ phúc mạc cũng được xác định thông qua việc chẩn đoán bằng hình ảnh.
Cụ thể, hai cách chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến nhất để chẩn đoán phình động mạch lách đó là siêu âm bụng và chụp cắt lớp vi tính (CT). Thực tế, khi người bệnh đi khám vì một bệnh lý khác thì có thể tình cờ phát hiện ra phình động mạch lách. Ngoài ra, cách chẩn đoán bằng hình ảnh còn có khả năng phát hiện ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hơn nữa, một số xét nghiệm thông thường khác được chỉ định như xét nghiệm máu, công thức máu, chức năng đông cầm máu cơ bản hoặc ure creatinin… sẽ đánh giá mức độ mất máu cũng như các biến chứng kèm theo.
Vỡ phình động mạch lách là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do vậy, việc điều trị vỡ phình động mạch lách đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bác sĩ chuyên khoa. Quá trình điều trị chính tình trạng này gồm có:
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được truyền dịch, truyền máu, thở oxy và thực hiện các chức năng sống cơ bản khác. Nếu như trước đây phẫu thuật là biện pháp điều trị chính cho phình động mạch lách cũng như các biến chứng của nó. Nhưng tỷ lệ thành công của phương pháp này khá thấp, theo ghi nhận có trên 50% bệnh nhân rơi vào tình trạng tử vong do mất máu quá nghiêm trọng.
Nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện nay trong y học, thì người bệnh bị phình động mạch lách có thể được chữa trị bằng các biện pháp can thiệp mạch, chúng được thực hiện thông qua hướng dẫn của màn hình tăng sáng. Phương pháp này thực hiện được nhanh chóng, hơn nữa có sự xâm lấn tối thiểu, vì thế chúng thường được thực hiện trong các trường hợp vỡ túi phình cấp tính và có tỷ lệ thành công khá hơn.
Tuy nhiên, nếu phương pháp can thiệp mạch không thành công, thì phẫu thuật cắt phình mạch vỡ sẽ được thực hiện, lúc này người bệnh vẫn tiếp tục xuất huyết trong ổ bụng cùng với các triệu chứng lâm sàng. Nếu có vỡ lách thì trong lúc phẫu thuật có thể thực hiện đồng thời việc cắt lách. Việc phẫu thuật có hiệu quả cao hơn đối với các trường hợp nghiêm trọng như túi phình động mạch lách bị vỡ ra, rồi vào các cơ quan lân cận.
Trên đây là những thông tin về phình động mạch lách. Đây là một tình trạng hiếm gặp, có biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong khá cao. Hy vọng bài viết trên có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn tình trạng này. Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe ít nhất là 6 tháng/lần, để có thể theo dõi tình hình sức khoẻ của bản thân cũng như có bệnh lý tiềm ẩn như phình động mạch lách có thể xảy ra.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.