Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm khi lựa chọn loại quả giúp bổ sung vitamin? Lý do là vì khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống thật phù hợp, nhằm kiểm soát lượng đường an toàn cho mẹ và bé.
Dường như ai cũng biết, trái cây luôn là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Trong đó, dưa lưới là loại quả có hương vị thơm ngon, rất được chị em yêu thích. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp tường tận và chi tiết trong bài viết dưới đây, đừng bỏ qua nhé!
Thông thường, thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường sẽ luôn có đầy đủ sự góp mặt của các loại trái cây. Đặc biệt, không thể không nhắc đến dưa lưới - loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho thai kỳ.
Trước khi trả lời vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không thì hãy cùng điểm danh một số lợi ích tuyệt vời của loại trái cây này như sau:
Dưa lưới rất giàu axit folic, có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Không những vậy, axit folic còn còn góp phần sản xuất ra tế bào hồng cầu khỏe mạnh cho cơ thể.
Không chỉ giàu axit folic, dưa lưới còn cực kỳ dồi dào hàm lượng vitamin A. Nhờ vậy, sẽ hỗ trợ phát triển thị lực cho thai nhi ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa carotenoid - chất tạo màu vàng, màu cam và đôi khi hơi đỏ ở thực vật. Ngoài ra, lutein, zeaxanthin có trong dưa lưới rất cần cho đôi mắt sáng khỏe. Thiếu 2 dưỡng chất này có nguy cơ dẫn đến thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Muốn biết tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không thì đừng bỏ qua lợi ích tốt cho hệ tiêu hóa của trái cây này. Dưa lưới rất giàu nước và chất xơ, kèm theo nhiều chất điện phân nên có tác dụng chống mất nước rất hiệu quả. Đồng thời, còn hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nguồn kali trong dưa lưới làm tăng lưu lượng máu và oxy tới não, giảm căng thẳng và tạo cảm giác êm dịu, giúp tinh thần thoải mái hơn, giảm bớt căng thẳng, âu lo.
Thành phần canxi trong dưa lưới có vai trò quan trọng giúp hình thành và phát triển xương, răng ở thai nhi được toàn diện. Ngăn ngừa được chứng chuột rút ở chân của mẹ bầu, nhất là vào ban đêm.
Để tìm được lời giải đáp cho vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không thì bạn không nên bỏ qua những lợi ích tuyệt vời của loại quả này. Một trong số đó chính là cải thiện sức khỏe của làn da. Cụ thể, các chất chống oxy hóa có trong dưa lưới sẽ giúp thanh lọc da và lượng collagen cũng rất thân thiện với làn da.
Trong dưa lưới còn có nhiều vitamin C, có khả năng miễn dịch và hỗ trợ hấp thu sắt, thúc đẩy hình thành tế bào máu ở bà bầu, thai nhi cực kỳ tốt.
Từ những lợi ích to lớn mà dưa lưới mang lại cho mẹ bầu và thai nhi như trên thì có thể khẳng định đây là loại trái cây tuyệt vời không thể bỏ lỡ trong thời gian mang thai. Thế nhưng, nhiều chị em vẫn băn khoăn không biết tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không và nên ăn như thế nào cho đúng?
Thực ra, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ - Kathleen M.Zelman đã chia sẻ, chỉ số đường huyết trong quả dưa lưới khá thấp, cơ thể sẽ bị tiêu hóa chậm và không gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Không những vậy, chất điện giải và khoáng chất dồi dào trong dưa lưới còn có công dụng cân bằng chất lỏng cơ thể, vừa ngăn ngừa mất nước lại duy trì mức năng lượng tuyệt vời. Vì thế, mẹ bầu bị tiểu đường hoàn toàn yên tâm khi ăn dưa lưới trong quá trình mang thai.
Tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, cần chú ý một vấn đề, đó là lớp vỏ ngoài của quả dưa lưới thường có một chủng vi khuẩn listeria có nguy cơ gây hại cho thai kỳ. Vì thế, để tránh bị nhiễm loại vi khuẩn này, mẹ bầu hãy lưu ý:
Bên cạnh dưa lưới, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng cần đa dạng hóa khẩu phần ăn uống của mình.
Trên đây là những thông tin chia sẻ và giải đáp chi tiết về vấn đề mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn dưa lưới được không? Mong rằng, từ đó, mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình cũng như những người thân yêu trong gia đình một cách tốt nhất.
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Medlatec.vn