Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Căng da bụng là gì? Biểu hiện, phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ

Căng da bụng là một tình trạng khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều đối tượng khác. Triệu chứng bệnh có thể đem lại cảm giác khó chịu và sự bất tiện cho các bệnh nhân. Cùng bài viết bên dưới khám phá các phương pháp điều trị tình trạng căng da bụng hiệu quả nhé!

Chứng căng da bụng gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sống thường ngày của người bệnh. Hiện tượng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau từ các thói quen sinh hoạt. Do đó, cần trang bị kiến thức cơ bản cũng như các biện pháp phòng ngừa căn bệnh.

Căng da bụng là gì?

Căng da bụng là trạng thái làn da khu vực bụng bị căng hoặc rạn nứt. Hiện tượng này còn được biết là tình trạng cơ bị kéo. Chúng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

  • Cơ bụng xoắn một cách đột ngột hay chuyển động nhanh.
  • Tập thể dục thể thao ở cường độ cao hoặc vượt quá sức.
  • Các phần cơ bị lạm dụng, không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tham gia các bộ môn thể thao với cường độ vận động mạnh nhưng không thực hiện đúng kỹ thuật như chạy, nhảy,…
  • Khuân, vác các vật nặng.
  • Hành động hắt hơi, cười, ho.
Phương pháp điều trị tình trạng căng da bụng hiệu quả 1
Căng da bụng là trạng thái làn da khu vực bụng bị căng hoặc rạn nứt

Biểu hiện của chứng căng da bụng

Khi xuất hiện tình trạng căng da bụng, phần bề mặt dạ dày của bạn có khả năng bị viêm. Bệnh nhân có thể cảm nhận cơ bụng đồng thời di chuyển và bị co. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác của chứng căng da bụng có thể kể đến như:

  • Bầm tím da;
  • Sưng tấy;
  • Đau bụng một cách đột ngột;
  • Co thắt cơ hay chuột rút;
  • Đau, khó uốn cong hay kéo căng cơ.

Tuỳ thuộc thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh lý, người bệnh có thể gặp những khó khăn trong vận động thông thường như đi bộ, cúi người về phía trước, đứng thẳng hay xoay người sang một bên.

Những triệu chứng của hiện tượng căng da bụng có thể gây nhầm lẫn với chứng bệnh thoát vị thành bụng. Tuy một số biểu hiện có thể giống nhau nhưng bệnh thoát vị xuất hiện khi một trong các cơ quan nội tạng nhô qua thành cơ hay mô chứa.

Để phân biệt, bạn nên nắm bắt một số triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức hay bỏng rát dai dẳng;
  • Táo bón;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Xuất hiện khối u bất thường ở trong bụng.
Phương pháp điều trị tình trạng căng da bụng hiệu quả 2
Triệu chứng của tình trạng căng da bụng rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác

Các phương pháp điều trị tình trạng căng da bụng hiệu quả

Những triệu chứng của căng da bụng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, tình trạng này có khả năng điều trị tại nhà với mức độ nhẹ. Trạng thái cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục sau vài tuần điều trị. Sau đây là một số cách điều trị hiện tượng căng da bụng tại nhà cực kỳ đơn giản đối với tình trạng nhẹ:

Chườm lạnh

Với phương pháp chườm lạnh, các triệu chứng căng da bụng sẽ nhanh chóng được cải thiện bao gồm đau, sưng, chảy máu.

Cách thức thực hiện:

  • Sử dụng một túi nước đá để chườm vào vị trí bụng bị căng da.
  • Dùng khăn hoặc một miếng vải mỏng quấn quanh túi chườm lạnh.
  • Nhẹ nhàng đặt túi khăn lạnh lên vùng bụng bị căng trong vòng 10 - 15 phút mỗi lần.
  • Lặp đi lặp lại quá trình trong mỗi giờ đồng hồ ở vài ngày xuất hiện hiện tượng căng da.

Chườm nóng

Chườm nóng là cách thức cực kỳ tốt để thư giãn cơ, giảm đau và giảm căng thẳng về mặt trạng thái tinh thần. Nhiệt toả ra làm gia tăng lưu lượng máu dẫn tới các khu vực chịu ảnh hưởng. Từ đó thúc đẩy tiến trình chữa lành cũng như giảm viêm.

Cách thức thực hiện:

  • Sử dụng một miếng dán ấm. Nếu không có, bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị. Cho một ít gạo vào chiếc tất sạch và buộc lại. Đem tất gạo quay trong lò vi sóng từ 1 - 2 phút và cần kiểm tra cẩn thận đảm bảo rằng tất không quá nóng.
  • Đắp gạc ấm vào vùng bụng bị căng tối đa khoảng 20 phút mỗi lần.
  • Lặp lại quá trình thực hiện mỗi giờ đồng hồ trong vài ngày đầu bị thương.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Bạn có thể lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để làm dịu mức độ của các cơn đau. Các loại thuốc OTC có thể được sử dụng trong trường hợp này bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid NSAID: Naproxen Natri (Aleve), Ibuprofen (Advil).
  • Thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), aspirin (Bayer).

Nén bụng

Người bệnh có thể đeo băng hoặc băng dính bụng nhằm giúp nén bụng. Áp lực này đóng vai trò làm giảm thiểu chuyển động cũng như biểu hiện sưng tấy. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi người có hiểu biết và chuyên môn.

Nghỉ ngơi

Bệnh nhân mắc phải tình trạng căng da bụng cần được nghỉ ngơi, hạn chế những căng thẳng và mệt mỏi về thể chất cũng như tinh thần. Đặc biệt, hạn chế hết mức việc vận động cơ thể ở cường độ cao.

Phương pháp điều trị tình trạng căng da bụng hiệu quả 3
Bệnh nhân mắc phải tình trạng căng da bụng cần được nghỉ ngơi

Các bài tập luyện cho bệnh nhân căng da bụng

Một khi các biểu hiện của căng da bụng đã có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên bắt đầu vào chế độ tập luyện tăng cường cơ bụng và phần cơ với cường độ nhẹ. Những bài tập có khả năng đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh có thể kể đến như:

Động tác cuộn tròn

Các bước thực hiện:

  • Nằm với tư thế ngửa và cong đầu gối.
  • Cánh tay để sát bên cạnh người.
  • Nâng phần vai và đầu cách xa khỏi sàn nhà khoảng một vài inch.
  • Tiến hành đưa tay lên cao ngang so với đùi.
  • Giữ toàn bộ các tư thế trên trong khoảng 6 giây.
  • Thực hiện mỗi lần 3 hiệp và 8 lần lặp lại.

Giữ nghiêng khung chậu

Các bước thực hiện:

  • Nằm sẵn sàng trong tư thế ngửa và cong đầu gối.
  • Tiến hành siết chặt phần cơ bụng mỗi khi bạn thực hiện động tác kéo vào. Cố gắng kéo rốn về hướng cột sống.
  • Nhấn vị trí lưng sát xuống dưới sàn, hông hơi nghiêng, xương chậu hướng về phía sau.
  • Giữ tư thế trong khoảng 6 giây.
  • Thực hiện mỗi lần 3 hiệp và 8 lần lặp lại như bài tập trước đó.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng căng da bụng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh đều đúng với mọi loại bệnh lý. Để có thể hạn chế hết mức các biến chứng mà căn bệnh có thể gây ra, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh. Một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng căng da bụng chính là luyện tập thể dục thể thao một cách thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một vài điểm sau để có thể tăng tỷ lệ không mắc chứng căng da bụng:

  • Luôn khởi động và tiến hành căng cơ trước khi bước vào bất kỳ một hoạt động thể chất nào.
  • Thực hiện thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau mỗi lần luyện tập để cơ bắp có thể nghỉ ngơi.
  • Bắt đầu luyện tập không quá nóng vội, lựa chọn cường độ phù hợp và dành thời gian làm quen với các chương trình tập luyện thể dục mới.
Phương pháp điều trị tình trạng căng da bụng hiệu quả 4
Luyện tập thể dục là cách ngăn ngừa căng da bụng cực kỳ hiệu quả

Căng da bụng là một hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý bệnh nhân. Do đó, cần tìm ra nguyên nhân cũng như phương hướng giải quyết sớm.

Xem thêm: Phẫu thuật tạo hình thành bụng và những điều cần biết

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin