Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thoát vị thành bụng là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thoát vị thành bụng là sự di chuyển của các tạng trong ổ bụng qua vùng thành bụng yếu hay do khuyết tật bẩm sinh. Nhiều thoát vị thành bụng không có triệu chứng nhưng một số lại bị kẹt hay bị thắt lại gây đau và cần phải phẫu thuật ngay. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, phương pháp điều trị là phẫu thuật.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Thoát vị thành bụng là bệnh gì?

Thoát vị thành bụng là sự di chuyển của các tạng trong ổ bụng qua vùng thành bụng yếu hay do khuyết tật bẩm sinh. Vùng thành bụng yếu có thể do vết mổ cũ (thoát vị vết mổ) hay ở nơi mà thành bụng không có cơ, chỉ có lớp niêm mạc che phủ. Thoát vị thành bụng khá dễ nhận biết vì trên bụng có một lỗ hổng và tạng bị đẩy nhô ra ngoài.

Phân loại thoát vị thành bụng dựa vào vị trí:

  • Thoát vị thành bụng.

  • Thoát vị háng.

Khoảng 75% các trường hợp thoát vị trong ổ bụng là thoát vị bẹn. 10 – 15% trường hợp là thoát bị vết mổ. Thoát bị đùi và các thoát vị khác không thường gặp chiếm từ 10 – 15%.

Thoát vị nghẹt là loại thoát vị bị thiếu máu do cản trở cơ học các dòng cung cấp máu. Sự nghẹt này có thể gây ra nhồi máu ruột, viêm phúc mạc và thủng ruột.

Thoát vị thành bụng bao gồm các loại:

  • Thoát vị trên rốn;

  • Thoát vị Spiegelian;

  • Thoát vị thượng vị;

  • Thoát vị rạch (bụng).

Thoát bị rốn thường là bẩm sinh nhưng vẫn có trường hợp mắc phải ở người béo phì, phụ nữ mang thai, cổ trướng hay lọc màng bụng kéo dài.

Thoát vị Spiegelian là thoát vị hiếm gặp, xảy ra khi một phần ống tiêu hóa trượt ra khỏi lớp cơ thành bụng trên.

Thoát vị thượng vị thường xảy ra ở vùng giữa hạ sườn và rốn, khối thoát vị thường chứa mô mỡ, do sự hình thành bất thường decussations của linea alba.

Thoát vị vết mổ là thoát vị qua đường rạch do các phẫu thuật bụng trước đây.

Thoát vị háng bao gồm:

  • Thoát vị bẹn

  • Thoát vị đùi

Thoát vị bẹn xảy ra trên dây chằng, gồm có thoát vị bẹn trực tiếp và thoát vị bẹn gián tiếp. Thoát bị bẹn trực tiếp là tạng thoát vị qua điểm yếu quả thành bẹn, còn gián tiếp là tạng thoát vị qua ống phúc tinh mạc.

Thoát vị đùi xảy ra dưới dây chằng bẹn nằm trên các mạch đùi, sâu đến đường iliopubic.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị thành bụng

Đa số các bệnh nhân sẽ phàn nàn về khối u ở trên bụng, gây sự khó chịu một cách mơ hồ hoặc là không có triệu chứng. Hầu hết các thoát vị (kể cả các thoát vị có kích thước lớn) có thể nhỏ lại nhờ việc đẩy tạng lên bằng tay khi đặt bệnh nhân ở tư thế Trendelenburg. Tuy nhiên, đối với thoát vị nghẹt không thể dùng cách này để làm nhỏ lại, thậm chí thoát vị này có thể gây tắc ruột nếu không được xử lý.

Thoát vị nghẹt gây các cơn đau tăng dần liên tục, triệu chứng điển hình là buồn nôn và nôn. Các triệu chứng của thoát vị thường là khối mềm, vùng da bao lấy đỏ lên, có thể có viêm phúc mạc tùy vị trí, ấn vào sẽ thấy đau, co cứng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc thoát vị thành bụng

Thoát vị thành bụng có triệu chứng, các tạng bị nghẹt hay kẹt cần được phẫu thuật kịp thời, nếu không sẽ làm máu không tới nuôi được vùng này, gây hoại tử và có thể dẫn đến tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị thành bụng

Nguyên nhân gây thoát vị thành bụng có thể do bẩm sinh, bệnh lý hay các vết rạch mổ cũ khiến cho các cơ thành bụng bị hở hay yếu. Sự khiếm khuyết này làm tạng trượt ra và tạo một khối nhô lên ở thành bụng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc bệnh thoát vị thành bụng?

Người từng có vết thương trên bụng.

Trẻ sinh non.

Chủng tộc: Châu Phi thường mắc thoát vị rốn nhiều hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải thoát vị thành bụng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị thành bụng, bao gồm:

  • Giới tính: Tùy theo giới tính thường mắc các loại thoát vị khác nhau, như thoát vị bẹn có tỷ lệ nam mắc nhiều hơn nữ trong khi thoát vị rốn thì nữ mắc nhiều hơn nam.

  • Độ tuổi.

  • Dị tật bẩm sinh.

  • Làm các công việc nặng nhọc.

  • Thừa cân, béo phì.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh thoát vị thành bụng

Chẩn đoán dựa trên lâm sàng

Chẩn đoán thoát vị dựa trên lâm sàng. Khối tạng thoát vị có thể bị che lấp, vì thế khi khám cần cho bệnh nhân ở tư thế đứng, tạo áp lực bụng bằng cách ho hay thực hiện nghiệm pháp Valsava (lúc này bác sĩ sờ vào thành bụng). Khám tập trung vào vùng rốn, vùng bẹn (khám bằng cách dùng một ngón tay sờ vào ống bẹn ở nam giới), dùng tam giác đùi và các vết sẹo mổ.

Các khối nhô lên ở vùng bẹn có thể không phải thoát vị mà là do bệnh u tuyến (nhiễm trùng hay ác tính), u mỡ hay tinh hoàn lạc chỗ. Những khối nhô lên này thường cứng và không bé lại được. 

Khối nhô lên ở bìu có thể do giãn tĩnh mạch thừng tinh, khối u tinh hoàn hay nang nước thừng tinh. Có thể dùng siêu âm để xác định lại nếu khám lâm sàng nghi ngờ.

Phương pháp điều trị thoát vị thành bụng hiệu quả

Phẫu thuật sửa chữa

Thoát vị bẹn điển hình nên thực hiện phẫu thuật nếu nguy cơ bị nghẹt cao (có thể gây tử vong ở người cao tuổi).

Thoát vị bẹn không có triệu chứng có thể không cần can thiệp, nhưng nếu đã xuất hiện triệu chứng thì nên cân nhắc phẫu thuật. Phẫu thuật sữa chữa có thể là mổ hở hay mổ nội soi ổ bụng,

Tất cả các dạng thoát vị nghẹt hay tạng thoát vị bị kẹt cần lập tức thực hiện phẫu thuật cấp cứu.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị thành bụng

Chế độ sinh hoạt:

  • Sau phẫu thuật nên hoạt động nhẹ nhàng, giữ vệ sinh, tránh gây ảnh hướng xấu đến vết mổ.

  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ điều trị.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng sau khi mổ.

Phương pháp phòng ngừa thoát vị thành bụng

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục, chơi thể thao hay làm việc vừa sức.

  • Kiểm soát cân nặng.

  • Không khuân vác nặng nhọc.

  • Không dùng rượu bia, hút thuốc lá.

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để vết thương mau lành.

  • Kiêng cữ một số thực phẩm gây sẹo vết mổ như hải sản, nếp, rau muống,...

Nguồn tham khảo
  1.  MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/
  2. Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/thoat-vi-thanh-bung-1694800.htm 

Các bệnh liên quan

  1. Sán dây cá

  2. Gan nhiễm mỡ

  3. Hội chứng cơ nâng hậu môn

  4. Polyp dạ dày

  5. Viêm dạ dày ruột

  6. Viêm tụy mạn

  7. Chấn thương bụng kín

  8. Ung thư hậu môn

  9. Loạn khuẩn đường ruột

  10. Bệnh Crohn